Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/4/2020
110. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt
(Cùlapunnama Sutta)
Cũng như
kinh trước đây là pháp thoại được Bậc Đạo Sư giảng trong ngày trăng trò nên gọi
là Kinh Mãn Nguyệt. Ngắn hơn bài kinh trước nên bài nầy gọi là tiểu kinh. Trong
bài kinh nầy Đức Phật đặc biệt đề cập đến khả năng nhận thức: người ác không thể
phân biệt ai thiện, ai ác. Ngược lại, người thiện dễ dàng biết được ai ác, ai
thiện. Đức Phật cũng mô tả chi tiết thế nào là người ác và người thiện.
1040. Người
ác không biết được ai ác, ai thiện
Để hiểu thực
tánh của người ác và người thiện thì một người phải vượt khỏi cảnh giới ác xấu.
Nếu không thì khó lượng định rõ ràng:
Như vầy tôi nghe:
Một thời
Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Pubbarama (Ðông Viên) Migaramatupasada (Lộc
Mẫu Giảng đường).
Lúc bấy giờ trong ngày Bố-tát,
ngày trăng tròn, trong đêm trăm rằm, Thế Tôn đang ngồi giữa trời, xung
quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn nhìn chúng Tỷ-kheo đang yên lặng,
hết sức yên lặng và bảo các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, một người
bất chánh (asappurisa) có thể biết một người bất chánh: "Người
bất chánh là vị này", hay không?
-- Bạch Thế Tôn, không biết
được.
-- Lành thay, này các Tỷ-kheo!
Này các Tỷ-kheo không thể có sự tình, không thể có sự kiện, một người
bất chánh có thể biết một người bất chánh: "Người bất chánh là
vị này." Này các Tỷ-kheo, nhưng một người bất chánh có thể biết một
người chơn chánh: "Người chơn chánh là vị này" hay không?
-- Bạch Thế Tôn, không biết
được.
-- Lành thay, này các Tỷ-kheo!
Này các Tỷ-kheo không thể có sự tình, không thể có sự kiện một người
bất chánh có thể biết được một người chơn chánh: "Người chơn
chánh là vị này".
1041. Thế
nào là một người ác
Người ác
không đơn thuần chỉ có hành động ác xấu:
Người bất chánh, này các
Tỷ-kheo, là người đầy đủ pháp bất chánh, giao du với người bất chánh,
suy tư như người bất chánh, tư lường như người bất chánh, nói năng
như người bất chánh, hành động như người bất chánh, có tà kiến như
người bất chánh, bố thí như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế
nào là người bất chánh đầy đủ pháp bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
người bất chánh bất tín, vô tàm, vô quý, nghe ít, biếng nhác, thất niệm,
liệt tuệ. Như vậy, này các Tỷ- kheo, là người bất chánh đầy đủ pháp
bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế
nào là người bất chánh giao du với những người bất chánh? Ở đây, này
các Tỷ-kheo, những vị Bà-la-môn nào bất tín, vô tàm, vô quý, ít nghe,
biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ, những vị ấy là bạn, là thân hữu với
người bất chánh ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất chánh giao
du với người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế
nào là người bất chánh suy tư như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-
kheo, người bất chánh suy nghĩ tự làm hại mình, suy nghĩ làm hại
người khác, suy nghĩ làm hại cả hai… Như vậy, này các Tỷ-kheo, là
người bất chánh suy tư như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế
nào là người bất chánh tư lường như người bất chánh? Ở đây, này các
Tỷ- kheo, người bất chánh tư lường tự làm hại mình, tư lường làm
hại người, tư lường làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo là
người bất chánh tư lường như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế
nào là người bất chánh nói năng như người bất chánh? Ở đây, này các
Tỷ- kheo, người bất chánh nói lời nói láo, nói lời hai lưỡi, nói ác khẩu,
nói lời phù phiếm. Như vậy này các Tỷ-kheo, là người bất chánh nói
năng như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế
nào là người bất chánh hành động như người bất chánh? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, người bất chánh sát sanh, lấy của không cho, làm các tà hạnh
trong các dục. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người bất chánh hành động
như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, như thế
nào là người bất chánh có tà kiến như người bất chánh? Ở đây, này các
Tỷ- kheo, người bất chánh có tà kiến như sau: "Không có bố thí,
không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện
ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha, không có mẹ, không có
loại hóa sanh. Ở đời, không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh
hướng, chánh hạnh đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời
khác, và truyền dạy lại". Như vậy, này các Tỷ- kheo, là người bất
chánh có tà kiến như người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
người bất chánh bố thí như người bất chánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
người bất chánh bố thí một cách vô lễ, bố thí không phải tự tay, bố
thí không có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật không cần dùng, bố thí
không nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người bất
chánh bố thí như người bất chánh.
Này các Tỷ-kheo, người bất
chánh ấy, đầy đủ pháp bất chánh như vậy, giao du với người bất chánh
như vậy, suy tư như người bất chánh như vậy, tư lường như người
bất chánh như vậy, nói năng như người bất chánh như vậy, hành động
như người bất chánh như vậy, có tà kiến như người bất chánh như vậy,
bố thí như người bất chánh như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh
vào cảnh giới của những người bất chánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
cảnh giới của những người bất chánh? Ðịa ngục hay là bàng sanh.
1042. Người
thiện, trái lại với người ác, biết được ai thiện, ai ác
Người hiền
thiện như người đứng cao có thể thấy được cả hai tầng lớp cao thấp:
Này các Tỷ-kheo, một người
chơn chánh có thể biết được một người chơn chánh: "Người chơn
chánh là vị này" hay không?
-- Thưa biết được, bạch Thế
Tôn.
-- Lành thay, này các Tỷ-kheo!
Sự tình này xảy ra là người chơn chánh có thể biết được người chơn
chánh: "Người chơn chánh là vị này". Nhưng này các Tỷ-kheo,
người chơn chánh có thể biết được người bất chánh: "Người bất
chánh là vị này" hay không?
-- Thưa biết được, bạch Thế
Tôn.
-- Lành thay, này các Tỷ-kheo!
Này các Tỷ-kheo, có sự tình này là người chơn chánh có thể biết được
người bất chánh: "Người bất chánh là vị này".
1043. Thế
nào là người thiện
Một người
thiện trí đúng nghĩa không phải chỉ có hành động thiện mà còn có sự minh mẫn
trong nhận thức:
Này các Tỷ-kheo, người chơn
chánh đầy đủ Chánh pháp, giao du với các bậc chơn chánh, suy nghĩ như
các bậc chơn chánh, tư lường như các bậc chơn chánh, nói năng như bậc
chơn chánh, hành động như bậc chơn chánh, có chánh kiến như bậc chơn
chánh, bố thí như bậc chơn chánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
người chơn chánh đầy đủ Chánh pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người
chơn chánh có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý, có nghe nhiều, có tinh
cần, tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là
người chơn chánh đầy đủ những Chánh pháp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
người chơn chánh giao du với các bậc chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-
kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý
nghe nhiều, tinh cần, tinh tấn, chánh niệm, có trí tuệ, những vị ấy là
bạn, là thân hữu của vị chơn chánh ấy. Như vậy, này các Tỷ- kheo, là
người chơn chánh giao du với các bậc chơn chánh.
Và này, các Tỷ-kheo, như thế
nào là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, người chơn chánh không suy nghĩ tự làm hại mình, không suy
nghĩ làm hại người khác, không suy nghĩ làm hại cả hai. Như vậy, này
các Tỷ-kheo là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh.
Và này, các Tỷ-kheo, như thế
nào là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh? Ở đây, này
các Tỷ-kheo, người chơn chánh không tư lường tự làm hại mình, không
tư lường làm hại người khác, không tư lường làm hại cả hai. Như vậy,
này các Tỷ-kheo là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh?
Và này các Tỷ-kheo, như thế
nào là người chơn chánh nói năng như người chơn chánh? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, người chơn chánh từ bỏ không nói láo, từ bỏ không nói hai
lưỡi, từ bỏ không nói ác khẩu, từ bỏ không nói phiếm luận. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh nói năng như người chơn chánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
người chơn chánh hành động như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-
kheo, người chơn chánh từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ
bỏ làm các tà hạnh trong dâm dục. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người
chơn chánh hành động như người chơn chánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
người chơn chánh có chánh kiến như bậc chơn chánh? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, người chơn chánh có chánh kiến như sau: "Có bố thí, có lễ
hy sinh, có tế tự, có quả dị thục các nghiệp thiện ác, có đời này, có
đời khác, có cha, có mẹ, có loại hóa sanh. Ở đời có những vị Sa-môn,
những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng đạt với
thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại. Như vậy, này các
Tỷ-kheo là người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
người chơn chánh bố thí như người chơn chánh? Ở đây, này các Tỷ-
kheo, người chơn chánh bố thí một cách lễ độ, bố thí với tự tay, bố
thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật cần dùng, bố thí có nghĩ
đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người chơn chánh bố thí
như người chơn chánh.
Này các Tỷ-kheo, người chơn
chánh ấy, đầy đủ Chánh pháp như vậy, giao du với người chơn chánh như
vậy, suy tư như người chơn chánh như vậy, tư lường như người
chơn chánh như vậy, nói năng như người chơn chánh như vậy, hành động
như người chơn chánh như vậy, có chánh kiến như người như người chơn
chánh như vậy, bố thí như người chơn chánh như vậy, sau khi thân hoại
mạng chung, sanh vào cảnh giới của những người chơn chánh. Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là cảnh giới của những người chơn chánh? Ðại tánh
của chư Thiên hay đại tánh của loài Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy.
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
-ooOoo-
Kinh số 110 [tóm tắt]
Tiểu Kinh Mãn Nguyệt
(Cūḷapuṇṇama
Sutta)
(M.Iii, 20)
Đức Thế Tôn nêu lên những đặc
tính phân biệt người bất chánh với người chân chánh.
Người bất chánh không thể
biết được người bất chánh, cũng không thể biết được người chân
chánh. Người bất chánh có những đặc tánh sau:
1/ Đầy đủ pháp bất chánh,
2/ Giao du với người bất
chánh,
3/ Suy tư tính toán như người
bất chánh,
4/ Nói năng như người bất
chánh,
5/ Hành động như người bất
chánh,
6/ Có tà kiến như người bất
chánh,
7/ Bố thí như người bất
chánh.
Đầy đủ pháp bất chánh là bảy
pháp: bất tín, vô tàm, vô quý, nghe ít, biếng nhác, thất niệm và liệt tuệ.
Giao du với người bất chánh là người có những pháp bất chánh nói trên.
Suy tư, tính toán như người bất chánh là suy tính tự hại mình, hại
người, hại cả hai. Nói năng bất chánh là bốn ác nghiệp của miệng.
Hành động bất chánh là ba ác nghiệp của thân. Có tà kiến là không tin luật
nhân quả. Bố thí bất chánh là bố thí một cách vô lễ, không tự tay bố
thí, không suy tư kỹ lưỡng đối với vật cho và người nhận bố thí,
không nghĩ đến tương lai, bố thí vật không cần dùng, đáng quăng bỏ.
Người bất chánh đầy đủ pháp
bất chánh, giao du với người bất chánh, suy tư, tính toán, nói năng,
hành động bất chánh như vậy, sau khi chết sẽ sanh vào cảnh giới của
người bất chánh, đó là địa ngục hay bàng sanh.
Người chân chánh hay ngược
lại, có thể biết được ai là người bất chánh, ai là người chân chánh.
Người này đầy đủ chánh pháp, giao du với bậc chân chánh, suy nghĩ, tính
toán chân chánh, nói năng, hành động chân chánh, có chánh kiến, bố thí chân
chánh. Đầy đủ chánh pháp là có lòng tin, có tàm, có quý, nghe nhiều, tinh
cần, chánh niệm, trí tuệ. Giao du chân chánh là giao du với những vị có
bảy pháp chân chính ấy. Suy tư chân chánh là suy tư đều không hại mình,
không hại người, không hại cả hai.
Nói chân chánh là từ bỏ bốn ác
nghiệp của miệng. Hành động chân chánh là từ bỏ ba ác nghiệp về thân.
Có chánh kiến là biết nhân quả. Bố thí chân chánh là có lễ độ, tự tay
cho, suy tư kỹ lưỡng, cho vật cần dùng, bố thí có nghĩ tương lai (tin
tưởng kết quả bố thí). Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ sanh
vào cảnh giới chư Thiên hay loài người.
-ooOoo-
Kinh số 110 [dàn ý]
Tiểu Kinh Mãn Nguyệt
(Cūḷapuṇṇama Sutta)
(M.iii, 20)
A. Duyên khởi:
Thế
Tôn xác nhận, một người bất chánh không thể biết được một người bất chánh và một người chân chánh.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn định nghĩa tám pháp của người bất
chánh và nêu rõ dị thục của người bất chánh.
II. Thế Tôn nói đến tám pháp của người chân chánh
và quả dị thục của người chân chánh.
C. Kết luận:
Các
Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
-ooOoo-
110. Cūḷapuṇṇamasuttaṃ [Mūla]
91. Evaṃ me sutaṃ :
ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati pubbārāme migāramātupāsāde.
Tena kho pana samayena Bhagavā tadahuposathe pannarase puṇṇāya puṇṇamāya rattiyā bhikkhusaṅghaparivuto abbhokāse
nisinno hoti. Atha kho Bhagavā tuṇhībhūtaṃ tuṇhībhūtaṃ bhikkhusaṅghaṃ
anuviloketvā bhikkhū āmantesi : ''jāneyya nu kho, bhikkhave, asappuriso
asappurisaṃ : 'asappuriso ayaṃ bhavanti? ''no hetaṃ, bhante. ''Sādhu, bhikkhave
aṭṭhānametaṃ, bhikkhave, anavakāso yaṃ
asappuriso asappurisaṃ jāneyya : 'asappuriso ayaṃ bhavanti. Jāneyya pana,
bhikkhave, asappuriso sappurisaṃ : 'sappuriso ayaṃ bhavanti? ''no hetaṃ,
bhante. ''Sādhu, bhikkhave etampi kho, bhikkhave, aṭṭhānaṃ anavakāso yaṃ
asappuriso sappurisaṃ jāneyya : 'sappuriso ayaṃ bhavanti. Asappuriso,
bhikkhave, assaddhammasamannāgato hoti, asappurisabhatti [asappurisabhattī
(sabbattha)] hoti, asappurisacintī hoti, asappurisamantī hoti, asappurisavāco
hoti, asappurisakammanto hoti, asappurisadiṭṭhi [asappurisadiṭṭhī (sabbattha)]
hoti asappurisadānaṃ deti. ''Kathañca, bhikkhave, asappuriso
assaddhammasamannāgato hoti? idha, bhikkhave, asappuriso assaddho hoti, ahiriko
hoti, anottappī hoti, appassuto hoti , kusīto hoti, muṭṭhassati hoti, duppañño
hoti. Evaṃ kho, bhikkhave, asappuriso assaddhammasamannāgato hoti. ''Kathañca,
bhikkhave, asappuriso asappurisabhatti hoti? idha, bhikkhave, asappurisassa ye
te samaṇabrāhmaṇā assaddhā ahirikā anottappino appassutā kusītā muṭṭhassatino
duppaññā tyāssa mittā honti te sahāyā. Evaṃ kho, bhikkhave, asappuriso
asappurisabhatti hoti. ''Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisacintī hoti?
idha, bhikkhave, asappuriso
attabyābādhāyapi ceteti, parabyābādhāyapi ceteti, ubhayabyābādhāyapi
ceteti. Evaṃ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisacintī hoti. ''Kathañca,
bhikkhave, asappuriso asappurisamantī hoti? idha, bhikkhave, asappuriso
attabyābādhāyapi manteti, parabyābādhāyapi manteti, ubhayabyābādhāyapi manteti. Evaṃ kho, bhikkhave, asappuriso
asappurisamantī hoti. ''Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisavāco hoti?
idha, bhikkhave, asappuriso musāvādī hoti, pisuṇavāco hoti, pharusavāco hoti ,
samphappalāpī hoti. Evaṃ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisavāco hoti.
''Kathañca, bhikkhave, asappuriso asappurisakammanto hoti? idha , bhikkhave,
asappuriso pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, kāmesumicchācārī hoti. Evaṃ kho,
bhikkhave, asappuriso asappurisakammanto hoti. ''Kathañca, bhikkhave,
asappuriso asappurisadiṭṭhi hoti? idha, bhikkhave, asappuriso evaṃdiṭṭhi [evaṃdiṭṭhī
(sī. pī.), evaṃdiṭṭhiko (syā. kaṃ.)] hoti : 'natthi dinnaṃ, natthi yiṭṭhaṃ,
natthi hutaṃ, natthi sukatadukkaṭānaṃ [sukkaṭadukkaṭānaṃ (sī. pī.)] kammānaṃ
phalaṃ vipāko, natthi ayaṃ loko, natthi paro loko, natthi mātā, natthi pitā,
natthi sattā opapātikā, natthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā [samaggatā (ka.)]
sammāpaṭipannā, ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā
pavedentīti. Evaṃ kho, bhikkhave, asappuriso asappurisadiṭṭhi hoti. ''Kathañca,
bhikkhave, asappuriso asappurisadānaṃ deti? idha, bhikkhave, asappuriso
asakkaccaṃ dānaṃ deti, asahatthā dānaṃ deti, acittīkatvā dānaṃ deti, apaviṭṭhaṃ
dānaṃ deti anāgamanadiṭṭhiko dānaṃ deti. Evaṃ kho, bhikkhave, asappuriso
asappurisadānaṃ deti.
''So, bhikkhave, asappuriso evaṃ assaddhammasamannāgato,
evaṃ asappurisabhatti, evaṃ asappurisacintī, evaṃ asappurisamantī, evaṃ
asappurisavāco, evaṃ asappurisakammanto, evaṃ
asappurisadiṭṭhi evaṃ asappurisadānaṃ datvā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā yā
asappurisānaṃ gati tattha upapajjati. Kā
ca, bhikkhave, asappurisānaṃ gati? nirayo vā tiracchānayoni vā.
92. ''Jāneyya nu kho, bhikkhave, sappuriso sappurisaṃ :
'sappuriso ayaṃ bhavanti? ''evaṃ , bhante. ''Sādhu, bhikkhave ṭhānametaṃ,
bhikkhave, vijjati yaṃ sappuriso sappurisaṃ jāneyya : 'sappuriso ayaṃ bhavanti.
Jāneyya pana, bhikkhave, sappuriso asappurisaṃ : 'asappuriso ayaṃ bhavanti?
''evaṃ, bhante. ''Sādhu, bhikkhave etampi kho, bhikkhave, ṭhānaṃ vijjati yaṃ
sappuriso asappurisaṃ jāneyya : 'asappuriso ayaṃ bhavanti. Sappuriso,
bhikkhave, saddhammasamannāgato hoti, sappurisabhatti hoti, sappurisacintī hoti, sappurisamantī hoti, sappurisavāco
hoti, sappurisakammanto hoti, sappurisadiṭṭhi hoti sappurisadānaṃ deti.
''Kathañca, bhikkhave, sappuriso saddhammasamannāgato hoti? idha, bhikkhave,
sappuriso saddho hoti, hirimā hoti, ottappī hoti, bahussuto hoti, āraddhavīriyo
hoti, upaṭṭhitassati hoti, paññavā hoti. Evaṃ kho, bhikkhave, sappuriso
saddhammasamannāgato hoti. ''Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisabhatti
hoti? idha, bhikkhave, sappurisassa ye te samaṇabrāhmaṇā saddhā hirimanto
ottappino bahussutā āraddhavīriyā upaṭṭhitassatino paññavanto tyāssa mittā
honti, te sahāyā. Evaṃ kho, bhikkhave, sappuriso sappurisabhatti hoti. ''Kathañca, bhikkhave, sappuriso
sappurisacintī hoti? idha, bhikkhave, sappuriso nevattabyābādhāya ceteti, na
parabyābādhāya ceteti, na ubhayabyābādhāya ceteti. Evaṃ kho, bhikkhave,
sappuriso sappurisacintī hoti. ''Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisamantī
hoti? idha, bhikkhave, sappuriso nevattabyābādhāya manteti, na parabyābādhāya manteti, na
ubhayabyābādhāya manteti. Evaṃ kho, bhikkhave, sappuriso sappurisamantī hoti.
''Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisavāco hoti? idha, bhikkhave, sappuriso
musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato
hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti. Evaṃ kho, bhikkhave, sappuriso
sappurisavāco hoti. ''Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisakammanto hoti?
idha, bhikkhave, sappuriso pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti. Evaṃ
kho, bhikkhave, sappuriso sappurisakammanto hoti. ''Kathañca , bhikkhave,
sappuriso sappurisadiṭṭhi hoti? idha, bhikkhave, sappuriso evaṃdiṭṭhi hoti :
'atthi dinnaṃ, atthi yiṭṭhaṃ, atthi hutaṃ, atthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ
phalaṃ vipāko, atthi ayaṃ loko , atthi paro loko, atthi mātā, atthi pitā, atthi
sattā opapātikā, atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca
lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentīti. Evaṃ kho, bhikkhave,
sappuriso sappurisadiṭṭhi hoti. ''Kathañca, bhikkhave, sappuriso sappurisadānaṃ
deti? idha, bhikkhave, sappuriso sakkaccaṃ dānaṃ deti, sahatthā dānaṃ deti,
cittīkatvā dānaṃ deti, anapaviṭṭhaṃ dānaṃ deti, āgamanadiṭṭhiko dānaṃ deti. Evaṃ
kho, bhikkhave, sappuriso sappurisadānaṃ deti. ''So, bhikkhave, sappuriso evaṃ
saddhammasamannāgato, evaṃ sappurisabhatti, evaṃ sappurisacintī, evaṃ
sappurisamantī, evaṃ sappurisavāco, evaṃ sappurisakammanto, evaṃ sappurisadiṭṭhi
evaṃ sappurisadānaṃ datvā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā yā sappurisānaṃ gati
tattha upapajjati. Kā ca, bhikkhave, sappurisānaṃ gati? devamahattatā vā
manussamahattatā vāti. Idamavoca Bhagavā.
Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
Cūḷapuṇṇamasuttaṃ niṭṭhitaṃ dasamaṃ.
Devadahavaggo niṭṭhito paṭhamo.
Tassuddānaṃ :
Devadahaṃ pañcattayaṃ, kinti-sāma-sunakkhattaṃ.
Sappāya-gaṇa-gopaka-mahāpuṇṇacūḷapuṇṇañcāti..
-ooOoo-
110. Cūḷapuṇṇamasuttavaṇṇanā
[Atthakathā]
91. Evaṃ me
sutanti cūḷapuṇṇamasuttaṃ. Tattha tuṇhībhūtaṃ tuṇhībhūtanti yaṃ yaṃ
disaṃ anuviloketi, tattha tattha tuṇhībhūtameva. Anuviloketvāti
pañcapasādapaṭimaṇḍitāni akkhīni ummīletvā tato tato viloketvā antamaso
hatthakukkuccapādakukkuccānampi abhāvaṃ disvā. Asappurisoti pāpapuriso. No
hetaṃ, bhanteti yasmā andho andhaṃ viya so taṃ jānituṃ na sakkoti, tasmā
evamāhaṃsu. Eteneva nayena ito paresupi vāresu attho veditabbo. Assaddhasamannāgatoti
pāpadhammasamannāgato. Asappurisabhattīti asappurisasevano. Asappurisacintīti
asappurisacintāya cintako. Asappurisamantīti asappurisamantanaṃ mantetā.
Asappurisavācoti asappurisavācaṃ bhāsitā. Asappurisakammantoti
asappurisakammānaṃ kattā. Asappurisadiṭṭhīti asappurisadiṭṭhiyā
samannāgato. Asappurisadānanti asappurisehi dātabbaṃ dānaṃ. Tyāssa
mittāti te assa mittā. Attabyābādhāyapi cetetīti pāṇaṃ hanissāmi,
adinnaṃ ādiyissāmi, micchā carissāmi, dasa akusalakammapathe samādāya
vattissāmīti evaṃ attano dukkhatthāya cinteti. Parabyābādhāyāti yathā
asuko asukaṃ pāṇaṃ hanti, asukassa santakaṃ adinnaṃ ādiyati, dasa akusalakammapathe
samādāya vattati, evaṃ naṃ āṇāpessāmīti evaṃ parassa dukkhatthāya cinteti. Ubhayabyābādhāyāti
ahaṃ asukañca asukañca gahetvā dasa akusalakammapathe samādāya vattissāmīti evaṃ
ubhayadukkhatthāya cintetīti.
Attabyābādhāyapi
mantetītiādīsu ahaṃ
dasa akusalakammapathe samādāya vattissāmīti mantento attabyābādhāya manteti
nāma. Asukaṃ dasa akusalakammapathe samādapessāmīti mantento parabyābādhāya
manteti nāma. Aññena saddhiṃ – ‘‘mayaṃ ubhopi ekato hutvā dasa
akusalakammapathe samādāya vattissāmā’’ti mantento ubhayabyābādhāya manteti
nāma.
Asakkaccaṃ dānaṃ detīti deyyadhammampi
puggalampi na sakkaroti. Deyyadhammaṃ na sakkaroti nāma uttaṇḍulādidosasamannāgataṃ
āhāraṃ deti, na pasannaṃ karoti. Puggalaṃ na sakkaroti nāma nisīdanaṭṭhānaṃ
asammajjitvā yattha vā tattha vā nisīdāpetvā yaṃ vā taṃ vā ādhārakaṃ ṭhapetvā
dānaṃ deti. Asahatthāti attano hatthena, na deti, dāsakammakārādīhi
dāpeti. Acittikatvāti heṭṭhā vuttanayena deyyadhammepi puggalepi na
cittīkāraṃ katvā deti. Apaviddhanti chaḍḍetukāmo hutvā vammike uragaṃ
pakkhipanto viya deti. Anāgamanadiṭṭhikoti no phalapāṭikaṅkhī hutvā
deti.
Tattha upapajjatīti na
dānaṃ datvā niraye upapajjati. Yaṃ pana tena pāpaladdhikāya micchādassanaṃ
gahitaṃ, tāya micchādiṭṭhiyā niraye upapajjati. Sukkapakkho vuttapaṭipakkhanayena
veditabbo. Devamahattatāti chakāmāvacaradevā. Manussamahattatāti
tiṇṇaṃ kulānaṃ sampatti. Sesaṃ sabbattha uttānameva. Idaṃ pana suttaṃ suddhavaṭṭavaseneva
kathitanti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Cūḷapuṇṇamasuttavaṇṇanā
niṭṭhitā.
Paṭhamavaggavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Có chăng hạng người vừa thiện vừa ác ? hay hạng người không thiện ác ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2.Có những người ác rất thông minh vậy tại sao người ác không thể phân biệt được ai thiện ai ác ? -TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment