Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 17/4/2020
104. Kinh Sāmagāma (Sāmagāma
Sutta)
Sāmagāma là tên một thị trấn của vưong quốc dòng Sakka (Thích
Ca). Bản Việt dịch ghi là Kinh Làng Sàma. Dịch tên địa danh như vầy không thích
hợp mà nên giữ nguyên chữ Sāmagāma (thí
dụ nên thành phố Bangkok không nên dịch là thành phố Làng Kok). Chính tại nơi nầy
Tôn giả Cunda Samanuddesa trình với thầy
tế độ của mình là Tôn giả Ananda về sự phân hoá của ngoại giáo Nigantha. (Samanuddesa
có nghĩa là người tập sự. Ở đây là danh từ riêng không phải là sa di. Vị nầy là
một tỳ kheo em út của Tôn giả Sàriputta).
Sau khi nghe trình bày về sự tranh luận bất hoà của những
Nigantha, Đức Phật đã dạy về những phương cách giảm thiểu bất hoà trong Tăng chúng.
1013. Bài học từ một sự phân hoá
Sự phân hoá bất đồng vốn là điều thường xẩy ra trong xã hội loài
người kể cả trong tất cả tôn giáo:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa các vị Sakka (Thích Ca), tại Samagama (Xá-di
thôn).
Lúc bấy giờ, Nigantha Nataputta vừa mới tạ thế ở Pava. Sau khi vị
này tạ thế, các vị Nigantha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp
nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí miệng lưỡi. "Ông
không biết Pháp và Luật này, ta biết Pháp và Luật này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật này? Ông theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh.
Lời nói ta tương ưng, lời nói Ông không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ông nói
sau; điều đáng nói sau, Ông nói trước. Ðiều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo
lộn. Quan điểm của Ông đã bị thách đố. Ông đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan
điểm của Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được!" Hình như
các đệ tử của Nigantha Nataputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ
mặc đồ trắng của Nigantha Nataputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối các
Nigantha, vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về,
không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng
Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.
Rồi Sa-di Cunda, sau khi an cư mùa mưa ở Pava, đến thăm Tôn giả
Ananda ở Samagama, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda và ngồi xuống một bên.
Sau khi ngồi xuống một bên, Sa-di Cunda bạch Tôn giả Ananda:
-- Bạch Tôn giả, Nigantha Nataputtta đã từ trần ở Pava. Sau khi vị
này tạ thế, các Nigantha chia ra làm hai phái... tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không
có chỗ y chỉ.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda nói với Sa di Cunda:
-- Này Hiền giả Cunda, đây là vấn đề đáng đưa ra để yết kiến Thế Tôn.
Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi yết kiến Thế Tôn; sau khi đến, chúng ta hãy
trình bày vấn đề này để Thế Tôn biết.
-- Thưa vâng, Tôn giả .
Sa di Cunda vâng lời Tôn giả Ananda. Rồi Tôn giả Ananda cùng với
Sa di Cunda đi đến yết kiến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống
một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Sa di Cunda có nói: "Nigantha Nataputta đã
từ trần ở Pava. Sau khi vị này từ trần, các vị Nigantha chia ra làm hai phái...
tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ". Bạch Thế Tôn, con nghĩ như
sau: "Sau khi Thế Tôn nhập diệt, chớ để cho tranh luận khởi lên giữa Tăng
chúng. Tranh luận ấy đưa đến sự bất an cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi
cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài người".
1014. Hãy luôn ghi nhớ cái gì là trọng điểm
Đức Phật khi nghe về sự phân hoá của các Nigantha đã nhắc nhở chư
Tăng đệ tử Phật cần ghi nhớ thế nào là tinh hoa của giáo pháp mà tất cả nên
đồng thuận học hỏi và tu tập:
-- Này Ananda, Ông nghĩ thế nào? Những pháp Ta dạy cho các Ông với
thượng trí, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực,
Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành. Ông có thấy chăng, này Ananda, có hai
Tỷ-kheo đối với những pháp này tuyên bố sai khác nhau?
-- Bạch Thế Tôn, những pháp Thế Tôn dạy cho con với thượng trí,
như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề
phần, Thánh đạo tám ngành, con không thấy cho đến hai Tỷ-kheo đối với những
pháp này tuyên bố sai khác nhau. Bạch Thế Tôn, và những người nào sống y cứ
sùng kính Thế Tôn, những người ấy sau khi Thế Tôn nhập diệt, có thể khởi lên
những tranh luận giữa tăng chúng, hoặc về Tăng thượng hoạt mạng, hoặc về Tăng
thượng Giới bổn (Patimokkha). Tranh luận ấy đem đến bất an cho đa số, bất hạnh
cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.
-- Là nhỏ nhặt, này Ananda, là sự tranh luận ấy, tức là tranh luận
về Tăng thượng hoạt mạng hay Tăng thượng giới bổn. Này Ananda, sự tranh luận
khởi lên giữa Tăng chúng về con đường (magga) hay về đường hướng tu hành
(patipada), sự tranh luận ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số,
bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.
1015. Tất cả tranh chấp đều bắt nguồn từ phiền não
Cần luôn tự nhắc là tất cả tranh chấp bất hoà đề do nguyên nhân
phiền não. Không có gì đáng để hãnh diện, tự hào với những sự kiện như vậy:
Này Ananda, có sáu căn bản tranh chấp này. Thế nào là sáu? Ở đây,
Tỷ-kheo phẫn nộ, sân hận. Này Ananda, vị Tỷ-kheo nào phẩn nộ, sân hận, vị ấy
sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không
tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng, và sống không
viên mãn sự học tập. Này Ananda, Tỷ-kheo nào sống không cung kính, không tôn
trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống không cung
kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập, vị ấy khởi
lên tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất an cho đa số, bất
hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người.
Này Ananda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay giữa các
người khác, ở đây, này Ananda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ ác căn bản tranh luận
ấy. Này Ananda, nếu Ông không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các Ông hay
giữa các người khác; ở đây, này Ananda, Ông phải theo một đường hướng để không
có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy. Có sự đoạn
diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục diễn tiến đến
tương lai về ác căn bản tranh luận ấy như vậy.
Lại nữa này Ananda, vị Tỷ-kheo hiềm hận não hại... tật đố, xan
tham... gian manh, xảo trá... ác dục tà kiến... chấp thủ thế trí, cố chấp, khó
thuyết phục. Này Ananda, Tỷ-kheo nào chấp thủ thế trí, cố chấp khó thuyết phục,
vị ấy sống không cung kính, không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính,
không tôn trọng Pháp; sống không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống
không viên mãn sự học tập. Này Ananda, vị Tỷ-kheo nào sống không cung kính,
không tôn trọng bậc Ðạo sư; sống không cung kính, không tôn trọng Pháp; sống
không cung kính, không tôn trọng Tăng chúng; và sống không viên mãn sự học tập,
vị ấy khởi lên sự tranh luận giữa Tăng chúng. Sự tranh luận nào đưa đến bất an
cho đa số, bất hạnh cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài
Trời, loài Người, này Ananda, nếu Ông thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các
Ông hay giữa các người khác, ở đây, này Ananda, Ông phải tinh tấn đoạn trừ ác
căn bản tranh luận ấy. Này Ananda, nếu Ông không thấy căn bản tranh luận như vậy,
giữa các Ông hay giữa người khác, ở đây, này Ananda, Ông phải theo một đường
hướng để không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận
ấy. Có sự đoạn diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục
diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận như vậy. Những pháp này, này
Ananda, là sáu căn bản tranh chấp.
1016. Bốn thứ bất hoà
Không phải sự tranh luận nào cũng giống nhau. Cần phân biệt rõ:
Này Ananda, có bốn tránh sự này. Thế nào là bốn? Tránh sự khởi lên
do tranh luận, tránh sự khởi lên do chỉ trích, tránh sự khởi lên do phạm giới
tội, tránh sự khởi lên do trách nhiệm (kiccadhikaranam: hành tránh sự). Những
pháp này, này Ananda, là bốn tránh sự.
1016. Bảy cách diệt trừ sự chia rẽ
Bảy cách diệt trừ sự chia rẽ là bảy nguyên tắc để tránh sự chia rẽ
trong tăng chúng. Bảy pháp nầy của là bảy học giới trong giới bổn của một tỳ
kheo:
Nhưng này Ananda, có bảy diệt tránh pháp này để giải quyết diệt
trừ các tránh pháp thỉnh thoảng khởi lên: phán quyết với sự hiện diện cần được
ban cho (sammukhavinayo databbo: ưng dữ hiện tiền tỳ- ni), phán quyết ức niệm
cần được ban cho (sativinayadatabbo: ưng dữ ức niệm tỳ-ni), phán quyết bất si
cần được ban cho (amulhavinayo databbo: ưng dữ bất si tỳ-ni), quyết định tùy
theo thú nhận (patinnaya karetabbam), quyết định đa số (yebhuya ssika: đa nhân
mích tội), quyết định tùy theo giới tội người phạm (tassa papiyyasika), trải cỏ
che lấp (tinavattha rako: như thảo phú địa).
Này Ananda, thế nào là phán quyết với sự hiện diện cần được ban
cho? Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo tranh chấp nhau: "Ðây là pháp, hay đây
là phi pháp, hay đây là luật, hay đây là phi luật". Này Ananda, tất cả các
Tỷ-kheo ấy phải tập hợp hòa hợp với nhau, sau khi tập hợp, pháp quy chế
(dhammanetti) phải được thảo luận, phân tích. Sau khi pháp quy chế được thảo
luận, phân tích, ở đây, làm thế nào để đồng nhất đạt được, như vậy, tránh sự
phải được giải quyết. Như vậy, này Ananda, là phán quyết với sự hiện diện; và
như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh sự tức là dùng phán quyết với sự
hiện diện.
Và này Ananda, thế nào là quyết định đa số (yebbuyyasika)? Này
Ananda, nếu các Tỷ-kheo kia không có thể giải quyết tránh ấy tại trú xứ ấy,
thời này Ananda, các vị Tỷ-kheo kia cần phải đi đến chỗ trú xứ có nhiều Tỷ-kheo
hơn, tại đấy tất cả các Tỷ-kheo phải hòa đồng tập hợp lại; sau khi tập hợp,
pháp quy chế (dhammanetti) phải được thảo luận, phân tích. Sau khi pháp quy chế
được thảo luận, phân tích, ở đây làm thế nào, để đồng nhất đạt được như vậy,
tránh sự phải được giải quyết. Như vậy, này Ananda, là sự giải quyết một số
tránh sự tức là dùng sự quyết định đa số.
Và này Ananda, thế nào phán quyết ức niệm? Ở đây, này Ananda, các
Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc
gần Ba-la-di, nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như thế
này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau:
"Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di,
hoặc gần Ba-la-di". Như vậy, này Ananda, một phán quyết ức niệm cần phải
cho Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này Ananda, là phán quyết ức niệm. Như vậy, ở đây là
sự giải quyết một số tránh sự tức là nhờ phán quyết ức niệm.
Và này Ananda, thế nào là phán quyết bất si? Ở đây, này Ananda,
các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di,
hoặc gần Ba-la-di nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả đã phạm trọng tội như
thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả lời như sau:
"Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc
gần Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy bị các vị Tỷ-kheo kia dồn ép phải thú nhận:
"Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có phạm trọng tội như
thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy trả lời như sau:
"Này Chư Hiền, tôi đã bị cuồng si, tâm trí tôi điên đảo; do tôi cuồng si
như vậy, nhiều việc đã được tôi làm, tôi nói không xứng Sa-môn hạnh. Vì bị
cuồng si, tôi không nhớ đã làm như vậy". Này Ananda, phán quyết bất si cần
phải cho Tỷ-kheo ấy. Như vậy, này Ananda, là phán quyết bất si. Và như vậy, ở
đây là sự giải quyết một số tránh pháp, tức là nhờ phán quyết bất si.
Và này Ananda, thế nào là quyết định tùy theo thú nhận? Ở đây, này
Ananda, bị buộc tội hay không bị buộc tội, Tỷ-kheo nhớ một giới tội, tỏ lộ,
trình bày. Tỷ-kheo ấy phải đến một Tỷ-kheo lớn tuổi hơn, đắp y phía một bên
vai, đảnh lễ chân vị ấy, ngồi gối hai chân, chấp tay và nói như sau: "Bạch
Tôn giả, tôi có phạm giới tội tên như thế này, nay xin sám hối". Tỷ-kheo
kia nói như sau: "Ông có thấy chăng?"- "Tôi có thấy" --
"Ông có gìn giữ trong tương lai không?" -- "Tôi sẽ gìn
giữ". Như vậy, này Ananda, là quyết định tùy theo thú nhận, như vậy, ở đây
là sự giải quyết một số tránh sự tức là nhờ quyết định tùy theo thú nhận.
Và này Ananda, thế nào là quyết định tùy theo giới tội người phạm?
Ở đây, này Ananda, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo về một trọng tội như thế
này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nói rằng: "Tôn giả có nhớ Tôn giả
đã phạm trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị
ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không nhớ tôi đã phạm trọng tội như
vậy, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo kia dồn
ép phải tỏ lộ ra: "Tôn giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả có nhớ có
phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di?" Tỷ-kheo ấy
trả lời như sau: "Chư Hiền, tôi không có nhớ tôi có phạm trọng tội như thế
này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Chư Hiền, tôi nhớ tôi có phạm khinh tội
như thế này". Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo kia dồn ép phải tỏ lộ: "Tôn
giả hãy biết cho rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm trọng tội như thế này, hoặc
Ba-la-di hoặc gần Ba-la-di?". Vị ấy trả lời như sau: "Chư Hiền, dầu
không ai hỏi tội, tôi sẽ thú nhận có phạm khinh tội như thế này, làm sao tôi có
thể, khi có người hỏi tôi, lại không thú nhận có phạm trọng tội như thế này,
hoặc Ba la di, hoặc gần Ba-la-di?" Vị kia nói như sau: "Này Hiền giả,
dầu Ông có phạm khinh tội này, nếu không hỏi, Ông sẽ không thú nhận, làm sao
khi đã phạm trọng tội như thế này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di, nếu có
hỏi, Ông lại có thể thú nhận? Tôn giả hãy biết rõ ràng, nếu Tôn giả nhớ có phạm
trọng tội như thế này không, hoặc Ba-la-di. hoặc gần Ba-la-di?" Vị ấy trả
lời như sau: "Chư Hiền, tôi nhớ, tôi có phạm trọng tội như thế này, hoặc
Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di. Ðiều tôi đã nói như vậy, là nói chơi, điều tôi đã
nói như vậy là để cười (rava) Tôi không có nhớ tôi đã phạm trọng tội như thế
này, hoặc Ba-la-di, hoặc gần Ba-la-di". Như vậy, này Ananda, là quyết định
tùy theo giới tội người phạm. Và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh
tội, tức là nhờ quyết định tùy theo giới tội người phạm.
Và này Ananda, thế nào là trải cỏ che lấp? Ở đây, này Ananda, một
số Tỷ-kheo sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, có nhiều việc đã
làm, đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Tất cả các Tỷ-kheo ấy phải tập hợp hòa đồng
với nhau. Sau khi tập hợp, một Tỷ-kheo thông minh có kinh nghiệm hơn của một
phe nhóm Tỷ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chắp tay,
bạch Tăng chúng, nói rằng: "Chư Tôn giả, Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi
chúng tôi sống tranh chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, nhiều việc đã làm,
đã nói không xứng Sa-môn hạnh. Nếu Tăng chúng xem là phải thời, tôi xin tỏ lộ
bất cứ giới tội nào của các Tôn giả này và bất cứ giới tội nào của tôi. Vì lợi
ích cho chư Tôn giả và cũng vì lợi ích cho tự thân, tôi xin tỏ lộ giữa Tăng
chúng, như lấy cỏ trải ra, trừ các trọng tội, trừ tội liên hệ đến cư sĩ".
Rồi một vị Tỷ-kheo thông minh, kinh nghiệm của nhóm Tỷ-kheo khác,
từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chấp tay bạch Tăng chúng, nói
rằng: "Chư Tôn giả, Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi sống tranh
chấp, tranh cãi, tranh luận với nhau, nhiều việc đã làm, đã nói không xứng
Sa-môn hạnh. Nếu Tăng chúng xem là phải thời, tôi xin tỏ lộ bất cứ giới tội nào
của các Tôn giả này và bất cứ giới tội nào của tôi. Vì lợi ích cho chư Tôn giả
và cũng vì lợi ích cho tự thân, tôi xin tỏ lộ giữa Tăng chúng, như lấy cỏ trải
ra, trừ các trọng tội, trừ tội liên hệ đến cư sĩ". Như vậy, này Ananda, là
trải cỏ che lấp, và như vậy, ở đây là sự giải quyết một số tránh pháp, tức là
nhờ trải cỏ che lấp.
[còn tiếp]
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học
Thảo luận 1. Trong bốn tránh sự mà Đức Phật đề cập phải chăng không phải tất cả đều là xấu? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Nên hiểu thế nào câu Phật ngôn: Này Ananda, sự tranh luận về Tăng thượng hoạt mạng hay Tăng thượng giới bổn là nhỏ nhặt. Này Ananda, sự tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng về con đường (magga) hay về đường hướng tu hành (patipada), sự tranh luận ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Nên hiểu thế nào câu Phật ngôn: Này Ananda, sự tranh luận về Tăng thượng hoạt mạng hay Tăng thượng giới bổn là nhỏ nhặt. Này Ananda, sự tranh luận khởi lên giữa Tăng chúng về con đường (magga) hay về đường hướng tu hành (patipada), sự tranh luận ấy mới đưa đến bất an cho đa số, thất lợi cho đa số, bất an, đau khổ cho loài Trời, loài Người? - TT Tuệ Siêu
TK Giac Dang: appamattako so, ānanda, vivādo yadidaṁ — ajjhājīve vā adhipātimokkhe vā. magge vā hi, ānanda, paṭipadāya vā saṅghe vivādo uppajjamāno uppajjeyya; svāssa vivādo bahujanāhitāya bahujanāsukhāya bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṁ.
TK Giac Dang: bhiññā desitāti mahābodhimūle nisinnena paccakkhaṁ katvā paveditā. patissayamānarūpā viharantīti upanissāya viharanti. bhagavato P.4.38 accayenāti etarahi bhagavantaṁ jeṭṭhakaṁ katvā sagāravā viharanti, tumhākaṁ, bhante, uggatejatāya durāsadatāya vivādaṁ janetuṁ na M.4.25 sakkonti, bhagavato pana accayena vivādaṁ janeyyunti vadati. yattha pana taṁ vivādaṁ janeyyuṁ, taṁ dassento ajjhājīve vā adhipātimokkhe vāti āha. tattha ajjhājīveti ājīvahetu ājīvakāraṇā — “bhikkhu uttarimanussadhammaṁ ullapati āpatti pārājikassā”tiādinā (pari. 287) nayena parivāre paññattāni cha sikkhāpadāni, tāni ṭhapetvā sesāni sabbasikkhāpadāni adhipātimokkhaṁ nāma. appamattako so ānandāti ajjhājīvaṁ adhipātimokkhañca ārabbha uppannavivādo nāma yasmā parassa kathāyapi attano dhammatāyapi sallakkhetvā suppajaho hoti, tasmā “appamattako”ti vutto.
TK Giac Dang: abhiññā desitāti mahābodhimūle nisinnena paccakkhaṁ katvā paveditā. patissayamānarūpā viharantīti upanissāya viharanti. bhagavato P.4.38 accayenāti etarahi bhagavantaṁ jeṭṭhakaṁ katvā sagāravā viharanti, tumhākaṁ, bhante, uggatejatāya durāsadatāya vivādaṁ janetuṁ na M.4.25 sakkonti, bhagavato pana accayena vivādaṁ janeyyunti vadati. yattha pana taṁ vivādaṁ janeyyuṁ, taṁ dassento ajjhājīve vā adhipātimokkhe vāti āha. tattha ajjhājīveti ājīvahetu ājīvakāraṇā — “bhikkhu uttarimanussadhammaṁ ullapati āpatti pārājikassā”tiādinā (pari. 287) nayena parivāre paññattāni cha sikkhāpadāni, tāni ṭhapetvā sesāni sabbasikkhāpadāni adhipātimokkhaṁ nāma. appamattako so ānandāti ajjhājīvaṁ adhipātimokkhañca ārabbha uppannavivādo nāma yasmā parassa kathāyapi attano dhammatāyapi sallakkhetvā suppajaho hoti, tasmā “appamattako”ti vutto.
TK Giac Dang: bhiññā desitāti mahābodhimūle nisinnena paccakkhaṁ katvā paveditā. patissayamānarūpā viharantīti upanissāya viharanti. bhagavato P.4.38 accayenāti etarahi bhagavantaṁ jeṭṭhakaṁ katvā sagāravā viharanti, tumhākaṁ, bhante, uggatejatāya durāsadatāya vivādaṁ janetuṁ na M.4.25 sakkonti, bhagavato pana accayena vivādaṁ janeyyunti vadati. yattha pana taṁ vivādaṁ janeyyuṁ, taṁ dassento ajjhājīve vā adhipātimokkhe vāti āha. tattha ajjhājīveti ājīvahetu ājīvakāraṇā — “bhikkhu uttarimanussadhammaṁ ullapati āpatti pārājikassā”tiādinā (pari. 287) nayena parivāre paññattāni cha sikkhāpadāni, tāni ṭhapetvā sesāni sabbasikkhāpadāni adhipātimokkhaṁ nāma. appamattako so ānandāti ajjhājīvaṁ adhipātimokkhañca ārabbha uppannavivādo nāma yasmā parassa kathāyapi attano dhammatāyapi sallakkhetvā suppajaho hoti, tasmā “appamattako”ti vutto.
TK Giac Dang: abhiññā desitāti mahābodhimūle nisinnena paccakkhaṁ katvā paveditā. patissayamānarūpā viharantīti upanissāya viharanti. bhagavato P.4.38 accayenāti etarahi bhagavantaṁ jeṭṭhakaṁ katvā sagāravā viharanti, tumhākaṁ, bhante, uggatejatāya durāsadatāya vivādaṁ janetuṁ na M.4.25 sakkonti, bhagavato pana accayena vivādaṁ janeyyunti vadati. yattha pana taṁ vivādaṁ janeyyuṁ, taṁ dassento ajjhājīve vā adhipātimokkhe vāti āha. tattha ajjhājīveti ājīvahetu ājīvakāraṇā — “bhikkhu uttarimanussadhammaṁ ullapati āpatti pārājikassā”tiādinā (pari. 287) nayena parivāre paññattāni cha sikkhāpadāni, tāni ṭhapetvā sesāni sabbasikkhāpadāni adhipātimokkhaṁ nāma. appamattako so ānandāti ajjhājīvaṁ adhipātimokkhañca ārabbha uppannavivādo nāma yasmā parassa kathāyapi attano dhammatāyapi sallakkhetvā suppajaho hoti, tasmā “appamattako”ti vutto.
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment