Wednesday, April 29, 2020

Bài học. Thứ Tư, ngày 29 tháng 4, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  29/4/2020 

113. Kinh Chân Nhân
(Sappurisa Sutta) 

Sappurisa – chân nhân có nghĩa là “con người đúng nghĩa con người” chỉ cho bậc hiền nhân thiện trí ở đời. Ở đây chỉ cho người sống với giá trị thật. Trong pháp thoại nầy Bậc Đạo Sư dạy về một vị xuất gia trên hành trình tu tập quan niệm thế nào là đúng đắn đối với chính mình.

1054. Nhìn bên ngoài như vậy nhưng thực chất có khác biệt

Cho dủ mang hình thức tu sĩ, ngay cả với sự thành đạt trong lãnh vực thiền định thì vẫn cần phân biệt cái nhìn của bậc chân nhân và phi chân nhân. Bậc chân nhân cuối cùng sẽ đoạn tận các lậu hoặc thành tựu cứu cánh giải thoát.


Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Chân nhân pháp và phi Chân nhân pháp. Các Ông hãy nghe và suy nghiệm kỹ Ta sẽ giảng" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi Chân nhân pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình cao sang. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta xuất gia từ một gia đình cao sang. Còn các Tỷ-kheo, này không xuất gia từ một gia đình cao sang". Vì người ấy thuộc gia đình cao sang nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau: "Không phải vì thuộc một gia đình cao sang mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia, không phải từ một gia đình cao sang, và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy sau khi lấy đạo lộ (patipadam) làm chánh yếu (antaram?) không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình cao sang. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình lớn.... xuất gia từ một gia đình đại phú... xuất gia từ một gia đình quý phái. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta xuất gia từ một gia đình quý phái, còn các Tỷ-kheo này không

xuất gia từ một gia đình quý phái". Vì người ấy thuộc gia đình quý phái, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau: "Không phải vì thuộc về một gia đình quý phái mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia không phải từ một gia đình quý phái và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy được sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình quý phái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân được nhiều người biết, có danh xưng. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta được nhiều người biết, có danh xưng, còn các Tỷ-kheo này được ít người biết đến, không được trọng vọng". Vì người ấy tự mình được nhiều người biết đến nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và này các Tỷ-kheo, người Chân Nhân suy nghĩ như sau: "Không phải vì mình được nhiều người biết đến mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia không được nhiều người biết, không có danh xưng, và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu, không khen mình chê người vì tự mình được nhiều người biết và danh xưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân được các vật (cúng dường) như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta nhận được các vật (cúng dường) như y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh, còn các Tỷ-kheo này không nhận được y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh". Vì người ấy thâu nhận được như vậy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp.

Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau: "Không phải vì tự mình nhận được các vật (cúng dường như) y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bịnh mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia không nhận được các vật (cúng dường như) y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp hành, trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy
được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người tự mình được thâu nhận như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo có người phi Chân nhân là người nghe nhiều. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người nghe nhiều, còn các Tỷ-kheo này không nghe nhiều". Người ấy do được nghe nhiều nên khen mình chê người. Như vậy này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và này các Tỷ-kheo, Người Chân nhân suy nghĩ như sau: "Không phải vì nghe nhiều mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu có người không nghe nhiều và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình được nghe nhiều. Như vậy này các Tỷ-kheo là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là bậc trì luật. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là bậc trì luật, còn các Tỷ-kheo này không là bậc trì luật". Do tự mình trì luật, người ấy khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp.

Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau: "Không phải vì tự mình là bậc trì luật mà các tham pháp đi đến đoạn trừ hay các sân pháp đi đến đoạn trừ hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu có người không phải là bậc trì luật, những người này hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình là bậc trì luật. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người thuyết pháp. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người thuyết pháp, còn các Tỷ-kheo này không phải là người thuyết pháp". Vì tự mình là người thuyết pháp, nên người ấy khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Không phải do tự mình là bậc thuyết pháp mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không phải là người thuyết pháp, nhưng hành trì đúng pháp, và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy sau
khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình là bậc thuyết pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người theo hạnh sống ở núi rừng. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người theo hạnh sống ở rừng núi, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống ở rừng núi". Người ấy vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Không phải vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh sống ở rừng núi nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán".
Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu không khen mình chê người vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh mặc phấn tảo y. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người theo hạnh mặc phấn tảo y. Còn các Tỷ-kheo này không là người theo hạnh mặc phấn tảo y". Người này do tự mình theo hạnh mặc phấn tảo y nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ- kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Không phải vì tự mình theo hạnh mặc phấn tảo y mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh mặc phấn tảo y nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy tán thán". Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình mặc phấn tảo y. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người theo hạnh khất thực. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta theo hạnh khất thực, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh khất thực". Người ấy, do tự mình theo hạnh khất thực nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân này các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Không phải vì tự mình theo hạnh khất thực mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh khất thực nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp,
thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình theo hạnh khất thực. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người phi Chân nhân theo hạnh sống dưới gốc cây. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người theo hạnh sống dưới gốc cây, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống dưới gốc cây". Người ấy do tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây nên khen mình chê người Như vậy, này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Không phải vì tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh sống dưới gốc cây, nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh và hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh sống tại nghĩa địa... theo hạnh sống ngoài trời... theo hạnh thường ngồi (không nằm)... Theo hạnh ngồi tại chỗ mời... theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi. Do tự mình theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Không phải vì mình theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh chỉ ăn một lần nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán". Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình sống chỉ ăn một lần ngồi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tâm có tứ. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta là người chứng được sơ Thiền, các người Tỷ-kheo này không chứng được sơ Thiền". Người ấy do tự mình chứng được sơ Thiền nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Ðịnh sơ Thiền, tự tánh là vô tham ái, Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác". Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định sơ Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân pháp diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhứt tâm... Thiền thứ ba... chứng và trú Thiền thứ tư. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng đắc định Thiền thứ tư. Còn các Tỷ-kheo này không chứng đắc định Thiền thứ tư". Người ấy vì chứng đắc định Thiền thứ tư ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Ðịnh Thiền thứ tư, tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác". Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng đắc định Thiền thứ tư. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, người ấy nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng được định Không vô biên xứ, còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Không vô biên xứ". Người ấy, vì chứng được định Không vô biên xứ ấy, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Ðịnh Không vô biên, xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ như thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác". Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Không vô biên xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân, vượt lên Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên" chứng và trú Thức vô biên xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng được định Thức Vô biên xứ, còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Thức vô biên xứ". Người ấy vì chứng được định Thức vô biên xứ ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Ðịnh Thức vô biên xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự
tánh liền đổi khác"Ẩ Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Thức vô biên xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân vượt lên một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có sở hữu" chứng và trú Vô sở hữu xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng được định Vô sở hữu xứ còn, các Tỷ-kheo này không chứng được định Vô sở hữu xứ". Người ấy, vì chứng được định Vô sở hữu xứ ấy, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Ðịnh Vô sở hữu xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác". Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân vượt lên Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, còn các Tỷ- kheo này không chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Người ấy vì chứng được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: "Ðịnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này thế khác thời tự tánh liền đổi khác". Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu, không khen mình chê người vì định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người Chân nhân sau khi vượt lên Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này không nghĩ mình là bất cứ vật gì, không nghĩ đến bất cứ chỗ nào, không nghĩ đến bất cứ vì sự việc gì.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-
Kinh số 113 [tóm tắt]
Kinh Chân Nhân
(Sappurisa Sutta)
(M.iii, 37)

Đức Thế Tôn giảng về chân nhân pháp và phi chân nhân pháp. Phi chân nhân pháp là:

1. Khi vị Tỷ-kheo nghĩ mình xuất gia từ một gia đình cao sang, từ chủng tộc tôn quý, từ gia đình đại phú, gia đình quý phái... mà nhân đó khen mình chê người.

2. Khi vị Tỷ-kheo do được nhiều người biết đến mà khen mình chê người.

3. Khi được đồ cúng nhiều mà khen mình chê người.

4. Đa văn mà khen mình chê người.

5. Ỷ mình là kẻ trì luật.

6. Ỷ mình là người thuyết pháp.

7. Ỷ mình là người theo hạnh sống ở rừng núi.

8. Ỷ mình là kẻ theo hạnh mặc phấn tảo y.

9. Ỷ mình là kẻ theo hạnh khất thực.

10. Ỷ mình là kẻ theo hạnh sống ở gốc cây, ở nghĩa địa, ngoài trời, thường ngồi không nằm, theo hạnh nhất tọa thực. Do những khổ hạnh ấy, khen mình chê người.

11. Chứng được Sơ thiền, Nhị thiền,.. cho đến Phi tưởng phi phi tưởng mà khen mình chê người.

Đó là phi chân nhân pháp.

Chân nhân pháp ngược lại, là khi vị Tỷ-kheo suy nghĩ: “Không phải do xuất gia từ gia đình cao sang, đại phú, quý phái, không phải vì có danh xưng, được cúng dường, đa văn, trì luật, thuyết pháp, sống ở rừng núi, mặc phấn tảo y, theo hạnh khất thực, sống ở gốc cây, nghĩa địa, ngồi mãi không nằm và các khổ hạnh khác, không phải
do những điều này mà tham, sân, si, được đoạn trừ. Nếu một vị xuất gia hành trì đúng pháp, chân chánh, không khen mình chê người, vị ấy đáng được tán thán”.

Lại nữa, người chân nhân khi chứng được Sơ thiền cho đến Tứ thiền, suy nghĩ như sau: “Định này tự tánh là vô tham ái”, nên không khen mình chê người. Cho đến chứng được Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vị ấy nghĩ rằng: “Vị ấy lấy vô tham ái làm gốc”, không khen mình chê người vì được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, như vậy gọi là chân nhân pháp. Và người chân nhân, sau khi vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ. Vị ấy, không nghĩ mình là bất cứ việc gì, không nghĩ đến bất cứ chỗ nào, bất cứ vì nguyên nhân gì.

Thế Tôn thuyết giảng xong, các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 113 [dàn ý]
Kinh Chân Nhân
(Sappurisa Sutta)
(M.iii, 37)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và tuyên bố sẽ giảng về chân nhân pháp và phi chân nhân pháp.

B. Chánh kinh:

Thế Tôn thuyết giảng phi chân nhân và chân nhân đối với 28 pháp. Phân loại theo vấn đề:

I. Đối với vấn đề gia đình: Từ số 1 đến số 4: gia đình cao sang, đại gia đình, gia đình đại phú, gia đình quý phái.

II. Đối với khả năng cá nhân: Từ số 5 đến số 9, gồm 5 pháp: có danh xưng, được cúng dường, nghe nhiều, trì luật, thuyết pháp.

III. Đối với hạnh đầu đà 29 pháp từ số 10 đến số 18, sống rừng núi, mặc phấn tảo y, hạnh khất thực, sống dưới gốc cây, sống tại nghĩa địa, sống ngoài trời, hạnh thường ngồi, không nằm, ngồi tại chỗ mời, chỉ ăn một lần.

IV. Đối với thiền sắc giới, thiền vô sắc giới: từ số 19 đến số 26, gồm 8 pháp: chứng sơ thiền, thiền thứ 2, thiền thứ 3, thiền thứ 4, 4 thiền ở vô sắc giới.

V. Đối với diệt thọ tưởng định và đoạn trừ các lậu hoặc: 2 pháp 27 và 28.

C. Kết luận:

Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 113 [toát yếu]
Kinh Chân Nhân
(Sappurisa Sutta)

I.   TOÁT YẾU

Sappurisa Sutta - The True Man.

The Buddha distinguishes the character of a true man from that of an untrue man.

Bậc chân nhân.

Phật giản biệt đặc tính của một người chân chính khác với người bất chính.

II.   TÓM TẮT

Phật giảng về chân nhân và phi chân nhân [1]. Phi chân nhân thì tự hào vì mình xuất gia từ một gia đình cao sang, nên khen mình chê người. Cũng vậy, tự hào về giai cấp (dòng họ), danh tiếng, lợi lộc, đa văn, trì luật, thuyết pháp, khổ hạnh [2], chứng thiền cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tự cho ta được như vậy, các tỷ kheo khác không được, nên khen mình chê người. Chân nhân thì lấy đạo làm chính yếu, nên không nghĩ vì thuộc gia đình cao sang, dòng họ cao quý, danh tiếng… cho đến chứng các
thiền, mà tham sân si được đoạn trừ, do vậy không khen mình chê người. Vị ấy nhớ lời Phật dạy rằng sự thật về mọi thứ luôn luôn khác với những gì được quan niệm về chúng [3], nên vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng, chứng Diệt thọ tưởng định [4], và sau khi thấy với trí tuệ, lậu hoặc đoạn trừ. Vị ấy không nghĩ mình là bất cứ gì, không nghĩ đến bất cứ việc gì [5].

III.  CHÚ GIẢI

1.  Sappurisadhamma asappurisadhamma.

2.  Tức 13 khổ hạnh đề cập trong Thanh tịnh đạo, chương II.

3.  MA giải thích atammayatā không đồng hóa, không bao gồm trong đó, có nghĩa là vắng mặt khát ái. Nhưng theo đoạn văn này có lẽ là vắng bóng ngã mạn thì đúng hơn. Câu chúng quan niệm thế nào đi nữa thì sự thực bao giờ cũng khác hơn (yena yena hi mannati tato tam hoti annathā) là một ẩn ngữ triết học còn xuất hiện trong Tiểu bộ kinh 588 và Ud. 3. Luận Udāna giải thích nó có nghĩa rằng dù phàm phu quan niệm thế nào về các uẩn, là ngã hay ngã sở thuộc vv, sự thực vẫn khác với những gì người ta gán cho nó: nó không là tôi hay của tôi.

4.  Cần ghi chú rằng không có chuyện người phi chân mà lại nhập định Diệt thọ tưởng được. Khác với bốn thiền và bốn định vô sắc mà phàm phu cũng chứng được, định Diệt thọ tưởng phạm vi chỉ dành cho những vị đã chứng quả Bất hoàn và A-la-hán.

5.  Na kinci mannati, na kuhinci mannati, na kenaci man- nati. Ðây là một lời ngắn ngọn về cùng một trạng thái đã được mô tả đầy đủ trong kinh Trung bộ 1. Về tưởng tri, xem chú thích số 6.

IV.  PHÁP SỐ

(không có)

V.   KỆ TỤNG

Phật giảng về chân nhân Và phi chân nhân pháp. Phi chân nhân xuất gia Tự hào về đủ thứ:

Ta gia đình cao sang
Tỷ kheo khác hèn hạ
Do tư duy như vậy
Nên khen mình chê người.

Về giai cấp dòng họ,
Danh tiếng và lợi lộc
Ða văn, khéo giữ giới,
Thuyết pháp và khổ hạnh
Nghĩ không ai bằng mình.

Chân nhân thì suy nghĩ
Không do các pháp ấy
Tham sân si đoạn trừ
Cốt yếu là hành đạo.
Với tư duy như vậy
Không khen mình chê người
Thấy ai hành đúng pháp
Cũng cần đáng tán dương.

Khi chứng đắc các thiền
Cho đến Phi phi tưởng
Phi chân nhân tự mãn
Cho không ai bằng mình.

Chân nhân không như vậy
Khi chứng đắc tứ thiền
Cho đến Phi phi tưởng
Vẫn với tâm vô tham.

Nhờ thế vượt Phi tưởng,
Chứng Diệt thọ tưởng định
Lậu hoặc được đoạn trừ
Ðạt hoàn toàn giải thoát.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-


113. Sappurisasuttaṃ [Mūla]

105. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''sappurisadhammañca vo, bhikkhave, desessāmi asappurisadhammañca. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''katamo ca, bhikkhave, asappurisadhammo? idha, bhikkhave, asappuriso uccākulā pabbajito hoti. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi uccākulā pabbajito, ime panaññe bhikkhū na uccākulā pabbajitāti. So tāya uccākulīnatāya attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayaṃ [ayampi (sī. pī.)], bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho uccākulīnatāya lobhadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti , mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi uccākulā pabbajito hoti so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī , so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tāya uccākulīnatāya nevattānukkaṃseti na paraṃ vambheti. Ayaṃ, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna  caparaṃ, bhikkhave, asappuriso mahākulā pabbajito hoti - pe - [yathā uccākulavāre tathā vitthāretabbaṃ] mahābhogakulā pabbajito hoti - pe - uḷārabhogakulā pabbajito hoti. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi uḷārabhogakulā pabbajito, ime panaññe bhikkhū na uḷārabhogakulā pabbajitāti. So tāya uḷārabhogatāya attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho uḷārabhogatāya lobhadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi uḷārabhogakulā pabbajito hoti so  ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tāya uḷārabhogatāya nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo.

106. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso ñāto hoti yasassī. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi ñāto yasassī, ime panaññe bhikkhū appaññātā appesakkhāti. So tena ñattena [ñātena (sī. ka.), ñātattena (syā. kaṃ. pī.)] attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho ñattena lobhadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi ñāto hoti yasassī so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo , so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tena ñattena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo.

''Puna  caparaṃ, bhikkhave, asappuriso lābhī hoti cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi  lābhī cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ, ime panaññe bhikkhū na lābhino cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānanti. So tena lābhena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho lābhena lobhadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi lābhī hoti cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tena lābhena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso bahussuto hoti. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi bahussuto, ime panaññe bhikkhū na bahussutāti. So tena bāhusaccena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave , iti paṭisañcikkhati : 'na kho bāhusaccena lobhadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti , dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi bahussuto hoti so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tena bāhusaccena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso vinayadharo hoti. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi vinayadharo, ime panaññe bhikkhū na vinayadharāti. So tena vinayadharattena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho vinayadharattena lobhadhammā  vā parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi vinayadharo hoti so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tena vinayadharattena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna  caparaṃ, bhikkhave, asappuriso dhammakathiko hoti. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi dhammakathiko, ime panaññe bhikkhū na dhammakathikāti. So tena dhammakathikattena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho dhammakathikattena lobhadhammā vā  parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi dhammakathiko hoti so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tena dhammakathikattena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo.

107. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso āraññiko hoti. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi āraññiko ime panaññe bhikkhū na āraññikāti. So tena āraññikattena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho āraññikattena lobhadhammā vā  parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi āraññiko hoti so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tena āraññikattena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso paṃsukūliko hoti. So  iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi paṃsukūliko, ime panaññe bhikkhū na paṃsukūlikāti. So tena paṃsukūlikattena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti . Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho paṃsukūlikattena lobhadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi paṃsukūliko hoti so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tena paṃsukūlikattena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna  caparaṃ, bhikkhave, asappuriso piṇḍapātiko hoti. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi piṇḍapātiko, ime panaññe bhikkhū na piṇḍapātikāti. So tena piṇḍapātikattena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho piṇḍapātikattena lobhadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi piṇḍapātiko hoti so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā tena piṇḍapātikattena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso rukkhamūliko hoti. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi rukkhamūliko, ime panaññe bhikkhū na  rukkhamūlikāti. So tena rukkhamūlikattena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho rukkhamūlikattena  lobhadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi rukkhamūliko hoti so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva  antaraṃ karitvā tena rukkhamūlikattena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso sosāniko hoti - pe - abbhokāsiko hoti... nesajjiko hoti...  yathāsanthatiko hoti... ekāsaniko hoti. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi ekāsaniko, ime panaññe bhikkhū na ekāsanikāti. So tena ekāsanikattena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'na kho ekāsanikattena lobhadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, dosadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti, mohadhammā vā parikkhayaṃ gacchanti. No cepi ekāsaniko hoti so ca hoti dhammānudhammappaṭipanno sāmīcippaṭipanno anudhammacārī, so tattha pujjo, so tattha pāsaṃsoti. So paṭipadaṃyeva antaraṃ karitvā  tena ekāsanikattena nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo.

108. ''Puna  caparaṃ, bhikkhave, asappuriso vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi paṭhamajjhānasamāpattiyā lābhī, ime panaññe bhikkhū paṭhamajjhānasamāpattiyā na lābhinoti. So tāya paṭhamajjhānasamāpattiyā attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati  : 'paṭhamajjhānasamāpattiyāpi kho atammayatā vuttā bhagavatā. Yena yena hi maññanti tato taṃ hoti aññathāti. So atammayataññeva  antaraṃ karitvā tāya paṭhamajjhānasamāpattiyā nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ - pe - tatiyaṃ jhānaṃ... catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi catutthajjhānasamāpattiyā lābhī, ime panaññe bhikkhū catutthajjhānasamāpattiyā na lābhinoti. So tāya catutthajjhānasamāpattiyā attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho , bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'catutthajjhānasamāpattiyāpi kho atammayatā vuttā bhagavatā. Yena yena hi maññanti tato taṃ hoti aññathāti. So atammayataññeva antaraṃ karitvā tāya catutthajjhānasamāpattiyā nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamā nānattasaññānaṃ amanasikārā 'ananto ākāsoti ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi ākāsānañcāyatanasamāpattiyā lābhī, ime panaññe bhikkhū ākāsānañcāyatanasamāpattiyā na lābhinoti. So tāya ākāsānañcāyatanasamāpattiyā attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati  : 'ākāsānañcāyatanasamāpattiyāpi kho atammayatā vuttā bhagavatā. Yena yena hi maññanti tato taṃ hoti aññathāti. So atammayataññeva antaraṃ karitvā tāya ākāsānañcāyatanasamāpattiyā  nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma 'anantaṃ viññāṇanti viññāṇañcāyatanaṃ upasampajja viharati. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi viññāṇañcāyatanasamāpattiyā  lābhī, ime panaññe bhikkhū  viññāṇañcāyatanasamāpattiyā na lābhinoti. So tāya viññāṇañcāyatanasamāpattiyā attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'viññāṇañcāyatanasamāpattiyāpi kho atammayatā vuttā bhagavatā. Yena yena hi maññanti tato taṃ hoti aññathāti. So atammayataññeva antaraṃ karitvā tāya viññāṇañcāyatanasamāpattiyā nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma 'natthi kiñcīti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi ākiñcaññāyatanasamāpattiyā lābhī, ime panaññe bhikkhū ākiñcaññāyatanasamāpattiyā na lābhinoti. So tāya ākiñcaññāyatanasamāpattiyā attānukkaṃseti, paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave, iti paṭisañcikkhati : 'ākiñcaññāyatanasamāpattiyāpi kho atammayatā vuttā bhagavatā. Yena yena hi maññanti tato taṃ hoti aññathāti. So atammayataññeva antaraṃ karitvā tāya ākiñcaññāyatanasamāpattiyā nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, asappuriso sabbaso ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma  nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati. So iti paṭisañcikkhati : 'ahaṃ khomhi nevasaññānāsaññāyatanasamāpattiyā lābhī, ime panaññe bhikkhū nevasaññānāsaññāyatanasamāpattiyā na lābhinoti. So tāya nevasaññānāsaññāyatanasamāpattiyā attānukkaṃseti , paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, asappurisadhammo. Sappuriso ca kho, bhikkhave , iti paṭisañcikkhati : 'nevasaññānāsaññāyatanasamāpattiyāpi kho atammayatā vuttā bhagavatā. Yena yena hi maññanti tato taṃ hoti aññathāti. So atammayataññeva antaraṃ karitvā tāya nevasaññānāsaññāyatanasamāpattiyā nevattānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Ayampi, bhikkhave, sappurisadhammo. ''Puna  caparaṃ, bhikkhave, sappuriso sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṃ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṃ upasampajja viharati. Paññāya cassa disvā āsavā [ekacce āsavā (ka.)] parikkhīṇā honti. Ayaṃ [ayaṃ kho (syā. kaṃ.)], bhikkhave, bhikkhu na kiñci maññati, na kuhiñci maññati, na kenaci maññatīti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
Sappurisasuttaṃ niṭṭhitaṃ tatiyaṃ.
-ooOoo-
113. Sappurisadhammasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

105. Evaṃ me sutanti sappurisadhammasuttaṃ. Tattha sappurisadhammanti sappurisānaṃ dhammaṃ. Asappurisadhammanti pāpapurisānaṃ dhammaṃ. Evaṃ mātikaṃ ṭhapetvāpi puna yathā nāma maggakusalo puriso vāmaṃ muñcitvā dakkhiṇaṃ gaṇhāti. Paṭhamaṃ muñcitabbaṃ katheti, evaṃ pahātabbaṃ dhammaṃ paṭhamaṃ desento katamo ca, bhikkhave, asappurisadhammotiādimāha. Tattha uccākulāti khattiyakulā vā brāhmaṇakulā vā. Etadeva hi kuladvayaṃ ‘‘uccākula’’nti vuccati. So tattha pujjoti so bhikkhu tesu bhikkhūsu pūjāraho. Antaraṃ karitvāti abbhantaraṃ katvā.

Mahākulāti khattiyakulā vā brāhmaṇakulā vā vessakulā vā. Idameva hi kulattayaṃ ‘‘mahākula’’nti vuccati. Mahābhogakulāti mahantehi bhogehi samannāgatā kulā. Uḷārabhogakulāti uḷārehi paṇītehi bhogehi sampannakulā. Imasmiṃ padadvaye cattāripi kulāni labbhanti. Yattha katthaci kule jāto hi puññabalehi mahābhogopi uḷārabhogopi hotiyeva.

106. Yasassīti parivārasampanno. Appaññātāti rattiṃ khittasarā viya saṅghamajjhādīsu na paññāyanti. Appesakkhāti appaparivārā.

107. Āraññikoti samādinnaāraññikadhutaṅgo. Sesadhutaṅgesupi eseva nayo. Imasmiñca sutte pāḷiyaṃ naveva dhutaṅgāni āgatāni, vitthārena panetāni terasa honti. Tesu yaṃ vattabbaṃ, taṃ sabbaṃ sabbākārena visuddhimagge dhutaṅganiddese vuttameva.

108. Atammayatāti tammayatā vuccati taṇhā, nittaṇhāti attho. Atammayataññeva antaraṃ karitvāti nittaṇhataṃyeva kāraṇaṃ katvā abbhantaraṃ vā katvā, citte uppādetvāti attho.

Nirodhavāre yasmā anāgāmikhīṇāsavāva taṃ samāpattiṃ samāpajjanti, puthujjanassa sā natthi, tasmā asappurisavāro parihīno. Na kañci maññatīti kañci puggalaṃ tīhi maññanāhi na maññati. Na kuhiñci maññatīti kismiñci okāse na maññati. Na kenaci maññatīti kenaci vatthunāpi taṃ puggalaṃ na maññati. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Sappurisadhammasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

       Thảo luận 1. Phải chăng tự tán huỷ tha là hình thức của mạn tùy miên? và tại sao những vị có thiền chứng rất cao vẫn còn tự tán huỷ tha? - TT Tuệ Siêu 


       Thảo luận 2. Làm thế nào để giảm thiểu mạn tuỳ miên? - TT Tuệ Siêu


      Thảo luận 3. Mạn tùy miên ở đây Đức Phật gọi là pháp phi chân nhân. Có trường hợp nào mà mạn tuỳ miên giúp ích cho cuộc sống chăng? - TT Pháp Tân

      Thảo luận 4. TT Pháp Đăng


     Thảo luận 5. Có loại ngã chấp nào không đi với mạn, hay có loại mạn nào không đi với ngã chấp, hay ngã chấp và mạn luôn luôn đi chung với nhau? TT Tuệ Siêu
            
       

 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment