TU TẬP THỜI ĐẠI DỊCH
Pháp thoại
KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT
Trích từ “Phật Giáo, nền tảng của khoa học”
Trích từ “Phật Giáo, nền tảng của khoa học”
Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ kheo Thích Tâm Quang
dịch
Ngày nay
chúng ta bắt đầu thấy có nhiều loại khoa học khác nhau cùng tồn tại. Ngoài tân
khoa học và khoa học cổ điển, hay tân vật lý và vật lý cổ điển, chúng ta có
khoa học cho các chuyên gia và một khoa học cho người bình thường. Sở dĩ như
vậy vì khái niệm nói trong khoa học nhiều khi hoàn toàn vượt qua khả năng hiểu biết
của người bình thường có thể hình dung được. Không những không thể kiểm chứng
cho chính mình mà còn không thể hiểu thấu các khái niệm ấy. Ðiều này không thể
xẩy ra với người bình thường, một số khái niệm khoa học thâm chí còn vượt qua
khả năng hiểu biết của số đông khoa học gia! Mình chỉ hiểu được lời nói của
mình mà thôi.
Hãy lấy
thí dụ. Theo khoa học, ánh sáng cùng lúc là làn sóng lại vừa là hạt. Các khoa
học gia cố gắng giải thích tính chất của ánh sáng: nó là làn sóng hay hạt? nó
là một phần tử hay hạt, có đúng không? Nhóm này nói: 'Ðúng, nó là hạt, một dòng
protons (Vi-phân nguyên tử dương điện)'. Nhóm khác lại bảo: 'Không, nó là làn
sóng'. Cuối cùng, dường như ánh sáng là cả hai, vừa là sóng vừa là hạt. Hừ, thế
là cái gì? Nó có thể chứng minh bằng toán học được không. Người bình thường
không thể hiểu nổi vì sự việc loại này vượt qua tầm hiểu biết của họ.
Hãy thử
nhìn vào thí dụ khác. Những hố đen, các nhà thiên văn học nói những hố đen rải
rác khắp vũ trụ. Chúng là tinh tú mà ngay cả ánh sáng cũng không thoát ra được,
chúng đen ngòm. Tóm lại, không có gì có thể thoát khỏi lực hấp dẫn cực cao của
chúng. Cả đến ánh sáng cũng không thể phát ra được. Với một người bình thường,
cái đó để làm gì? Cái gì mà ánh sáng cũng không thoát khỏi?!
Rồi lại
nói trong những hố đen ấy, cả hai vật chất và năng luợng kết đặc lại cực kỳ
kinh khủng. Không gì trên trái đất của chúng ta có thể đem so sánh. Ðể có một
vài khái niệm, họ bảo nếu tất cả khoảng trống trong không gian, bằng cách nào
đó được ép thành một tòa nhà chọc trời, như tòa nhà chọc trời Empire State
Building với 102 tầng lầu cao, khối lượng và năng lượng của nó kết đặc lại chỉ
bằng cỡ một cái kim! Một tòa nhà chọc trời! Lấy tất cả khoảng trống không gian
ra khỏi và tất cả còn lại chỉ cỡ bằng một cái kim! Dân quê sẽ hình dung cái đó
như thế nào?
Khoa học
gia nói các hố đen ra sao là tùy họ. Thực tế nó còn lạ lùng hơn, vì lẽ, tuy có
thể bằng cỡ một cái kim, mà nó vẫn cân nặng bằng cả tòa nhà chọc trời Empire
State Building. Không thể tưởng tượng được - Tất cả những gì mà chúng ta có thể
làm là đành tin như vậy. Ðã từ lâu chúng ta tin vào các khoa học gia, không
hoài nghi về họ. Nhưng tự trong đáy lòng, chúng ta đều hoang mang, 'Hừ, cái đó
có đúng không?'
Khoa học
gia vẫn còn chưa thể giải đáp các câu hỏi về cuộc sống và thế giới, vẫn tiếp
tục các công tác như thâu thập dữ kiện để xác minh và kiểm chứng. Khoa học vẫn
chưa giải thích nhiều câu hỏi bản chất về vũ trụ, thậm chí sự tồn tại của nó ở
hạt cơ bản. Khoa học vượt qua ngoài điều có thể chứng minh bằng năm giác quan.
Giả thiết được chứng minh bằng toán học, thuyết minh bởi các nhà vật lý học.
Chân lý
được chứng minh bằng phương trình đại s?, những phương trình tự nó không phải
là chân lý, không thực sự làm sáng tỏ được chân lý giúp cho người ta có thể
nhận thức được. Ðó chỉ là niềm tin vào những ký hiệu toán số. Những ký hiệu này
được giải thích mà không có nhận thức trực tiếp của sự thực, gần giống như điều
kiện do Sir Arthur Eddington nói.
Sir
Arthur Eddington là khoa học gia người Anh, được ghi nhận là người đầu tiên
hiểu trọn vẹn thuyết Tuơng Ðối của Einstein. ông là người đầu tiên phát minh ra
cách thức chứng minh Thuyết Tuơng Ðối, công trạng của ông đã được (Hoàng Gia
Anh ) phong hầu tước.
Theo một
khoa học gia trong lãnh vực của ông, Sir Arthur Eddington có lần đã nói:
"Khoa
học không thể dẫn nhân loại trực tiếp đến chân lý, hay sự thực, khoa học chỉ có
thể dẫn nhân loại đến cái bóng của thế giới ký hiệu."
Trên đây
là lời tuyên bố của ông - "cái bóng của thế giới ký
hiệu" - một thế giới ký hiệu và dấu hiệu. Ðó là lời của một khoa
học gia thuộc cấp lãnh đạo thế giới.
Cả đến
những hiện tượng có thể quan sát được cũng vẫn chưa hẳn là chắc chắn. Khoa học
gia sử dụng phương pháp khoa học là những phương tiện để thử nghiệm việc quan
sát. Yếu tố chính của phương pháp này là quan sát và thử nghiệm,phải được thi
hành đến khi không còn nghi ngờ gì nữa mới thôi. Tuy vậy, sự việc cũng không đi
sát mục tiêu vì những giới hạn của sự thử nghiệm và các dụng cụ sử dụng.
Chúng ta
hãy lấy thí dụ về Ðịnh Luật Trọng Lực của Newton. Ðịnh luật đã được toàn thể
thế giới chấp nhận là đúng, nhưng Einstein nói định luật này không hoàn toàn
đúng. Ở mức độ tiềm nguyên tử, Ðịnh Luật Trọng Lực không được áp dụng, trong
thời Newton, chưa có các dụng cụ quan sát tiềm nguyên tử. Nhân loại phải đợi
đến thế Kỷ Thứ Hai Mươi, Einstein mới dùng các phương trình toán học và lý
luận, tiến tới sự thực này. Cho nên chúng ta cần phải thận trọng. Quý vị không
thể tin vào ngay cả các thử nghiệm.
Ở vấn đề
này tôi muốn kể một câu chuyện ngắn để đùa chơi với các khoa học gia. Ðó là câu
chuyện con gà và nông dân Brown. Sáng nào con gà cũng thấy bác nông dân Brown
mang thức ăn cho mình. Sáng nào cũng vậy, nên nó cứ theo Bác Brown cho đến khi
nó được ăn. "Con gà nhìn thấy Bác Brown = được ăn"....cái này là một
phương trình. Nhưng một buổi sáng khi con gà nhìn thấy bác Brown, nó không được
ăn vì bác Brown không mang theo thức ăn trong tay, bác Brown lại cầm con dao
trong tay. Phương trình "con gà nhìn thấy bác Brown = được ăn" nay
trở thành phương trình " Con gà nhìn thấy Bác Brown = bị cắt tiết".
Cho nên dường như cả đến sự xác minh căn cứ trên việc quan sát lập đi lập lại
cũng không thể hoàn toàn tin được, vẫn không phải là điều chắc chắn.
Cái mà
chúng tôi muốn nhấn mạnh là chính khoa học đã tự mình càng ngày càng xa người
bình thường qua những phương pháp thử nghiệm tinh vi phức tạp. Khoa học gia trở
thành nhóm người được chọn lựa kỹ càng, một nhóm tinh hoa, một nhóm chuyên môn
cao, trong khi tôn giáo dành cho đại chúng bình dân. Ðó là điều khác biệt lớn
giữa tôn giáo và khoa học.
Tiến đến việc
hợp nhất khoa học và tôn giáo
Khoa học
ít được sử dụng trực tiếp cho đại chúng. Nhiệm vụ của khoa học là giúp người
dân trong lãnh vực hiểu biết, nhưng trên thực tế, vai trò của nó nói chung lại
thông qua kỹ thuật, không cải thiện được sự hiểu biết tý nào cả.
Kỹ thuật
giúp đỡ nhân loại trong chiều hướng nào? Phần lớn trong sự tiêu thụ, thường
nuôi dưỡng tham sân si. Vô tuyến truyền hình được phát minh, do đó chúng ta xem
vô tuyến truyền hình. Nhưng khi người dân xem vô tuyến truyền hình, họ không
xem những gì làm tăng trưởng sự hiểu biết và thông minh mà xem những gì làm cho
họ xiêu lòng và mất cảm giác. Chúng ta có kỹ thuật truyền thông, nhưng kỹ thuật
này không dùng để mở mang trí tuệ và khả năng suy xét chính xác, mà thường dùng
để khuyến khích ảo tưởng.
Dường
như khoa học không chịu trách nhiệm về các sự việc trên và quăng vai trò này
cho kỹ thuật giúp đỡ đại chúng. Tuy nhiên, kỹ thuật không phải lúc nào cũng có
ích, mà đôi khi ngược lại còn hết sức tai hại. Như đã nói thay vì trở thành
dụng cụ tạo lợi ích (để phục vụ quần chúng), kỹ thuật trở thành công cụ vụ lợi
(vì quyền lợi riêng tư). Vì vậy, khoa học bỏ mặc dân trong tay tôn giáo. Quý vị
trách cứ ai? Ta có thể hỏi: "Tại sao tôn giáo làm cho con người thành cả
tin và ngu xuẩn", tuy nhiên cũng có thể phản ứng lại: Tại sao khoa học bỏ
rơi người dân cho tôn giáo?"
Khoa học
trở thành vấn đề mà chỉ một thiểu số người có thể tiếp cận. Ngoài ra tất cả còn
lại chỉ biết tin vào khoa học, thực sự là họ không biết hư thực. Ngày nay, khoa
học càng ngày càng biến thành vấn đề của lòng tin tưởng hay niềm tin, không còn
là vấn đề kiến thức, điều đó đặt khoa học vào vị thế giống như hầu hết các tôn
giáo.
Lúc này,
Hoa Kỳ vẫn phải đương đầu với thuyết 'khoa học vạn năng', niềm tin mù quáng vào
khoa học. Khoa học trái ngược hoàn toàn với nhẹ dạ cả tin, nó liên quan đến
kiến thức và kiểm chứng sự thực một cách hợp lý, có hệ thống, nhưng ngày nay
người dân rất tin vào khoa học. Khoa học gia phải nhận trách nhiệm trước tình
trạng này vì bổn phận của khoa học gia là phải chia sẻ sự hiểu biết cho nhân
loại, nhưng hiện nay người ta đến với khoa học trong sự nhẹ dạ, đôi khi gần như
xuẩn ngốc. Không cần biết và kiểm chứng những chân lý của khoa học, họ dễ dàng
tin theo.
Trước
khi tiếp tục theo ý này, tôi muốn mời quý vị suy xét câu: "Có rất nhiều
tôn giáo, nhưng chỉ một khoa học".
Ðầu
tiên, sự hiện diện của nhiều tôn giáo, nhưng chỉ có một khoa học tại bất cứ
thời điểm nào là một hiện tượng tự nhiên, nảy sanh tự nhiên do bản tính con
người. Cho nên điều kiện này là khoa học. Nói một cách khác, với tính cách là
hiểu biết, là kiến thức về tiến trình tự nhiên của vạn vật, khoa học cũng phải
hiểu được tình trạng này.
Thứ hai,
sự tồn tại của nhiều tôn giáo sát cánh với khoa học, cho thấy khoa học vẫn chưa
thỏa mãn được nguyện vọng lớn lao nhất của nhân loại, giải đáp các câu hỏi cơ
bản về vũ trụ, hay đạt được sự diễn tả toàn diện chính xác về bản chất của sự
thực. Khoa học chưa phát triển đến mức tối đa, tôn giáo vẫn cần thiết để thỏa
mãn nhu cầu dù chỉ có tính cách tạm thời vì khoa học không chu toàn được.
Thứ ba,
khi khoa học cuối cùng có thể tiến tới chân lý để giải đáp các câu hỏi chủ yếu
của nhân loại, khoa học trở thành toàn bích. Nhiều tôn giáo sẽ không trụ lại
được. Ngược lại, nếu tôn giáo nào có thể cho thấy chân lý cao nhất dẫn nhân
loại đến sự thực, sẽ kết hợp với khoa học, nhập làm một và cùng một tập hợp
kiến thức. Vào lúc đó, khoa học và tôn giáo sẽ vươn tới điểm gặp gỡ, điểm cuối
cùng, nơi tôn giáo trở thành khoa học và khoa học trở thành tôn giáo, sự phân
chia giữa tôn giáo và khoa học sẽ không còn nữa.
Không
chỉ trong lãnh vực Khoa Học Thuần Túy thỉnh thoảng lại phát hiện ra các sai
lầm. Ngay cả trong phạm vi Khoa Học Ứng Dụng và Kỹ Thuật, những điều lầm lẫn vẫn
thường thấy xẩy ra. Thường không phải là làm sai quấy, những việc làm sai,
những lỗi lầm là do sự ngu dốt, thiếu sót và thiếu thận trọng.
Thí dụ
như thuốc Chloramphenicol. Một thời gian thuốc này được phổ biến lan tràn. Một
thứ thuốc tuyệt diệu hình như chữa được bách bệnh. Ai ai cũng thích và chúng ta
ai nấy đều nghĩ rằng chúng ta sẽ không còn bệnh tật mãi mãi. Khi nào bạn đau
yếu, bạn chỉ cần chạy đi mua Chloramphenicol được bán khắp nơi. Sau này, khoảng
mười năm sau, người ta đã khám phá ra thuốc này nếu dùng thường xuyên sẽ tích
tụ trong cơ thể làm cho tủy trong xương không sanh hồng huyết cầu và nhiều
người đã chết vì thiếu máu.
Rồi đến
trường hợp thuốc DDT. Lúc ấy, người ta nghĩ rằng với thuốc DDT, vấn đề côn
trùng trên thế giới sẽ không còn nữa - như kiến, muỗi .... sẽ bị tận diệt.
Chúng ta nghĩ là có thể tận diệt những sinh vật ấy, và không còn bị chúng phiền
hà nữa.
Nhiều
năm sau người ta khám phá ra thuốc xịt DDT có chất Carcinogenic gây ung thư,
một chất tiềm ẩn khả năng gây nguy hiểm cho người. Hơn nữa, trong khi con người
bị chịu hậu quả tai hại của thuốc này thì loài côn trùng trở thành miễn nhiễm,
thuốc đó vô hiệu quả với chúng. Không lâu, thuốc trở nên vô dụng với côn trùng,
nhưng lại có thể giết người. Nhiều quốc gia đã ra lệnh cấm sử dụng thuốc DDT,
nhưng đến nay, Thái Lan vẫn còn dùng.
Tiếp
theo là thuốc Thalidomide. Thalidomide là một loại thuốc giảm đau và an thần
được các nhà y khoa chuyên nghiệp hết lời ca ngợi. Người ta đồn thuốc này đã
được thử nghiệm hết sức nghiêm ngặt, và được tin cậy đến nỗi loan báo rằng đây
là loại thuốc hết sức bảo đảm. Thalidomide được đề cao đến nỗi cả đến những
quốc gia phát triển rất thận trọng về thuốc men cũng cho phép mua mà không cần
toa. Thuốc được bán tự do trong vòng năm năm, đến năm 1961 người ta khám phá ra
các phụ nữ mang thai dùng thuốc đó đã sanh con dị dạng. Cho đến khi nhận ra
hiểm họa và thuốc bị cấm bán trên thị trường thì 8000 trẻ bị dị dạng đã ra đời
do kết quả của việc dùng thuốc này.
Chúng ta
hãy thêm một thí dụ nữa, vụ hóa chất CFC (Chloro-Fluoro-Carbons). Nhóm hóa chất
này rất thông dụng cho máy ướp lạnh, máy điều hòa không khí, và trong các hộp
cần sức ép.Những hóa chất này được sử dụng trong thời gian rất lâu với đầy tin
tưởng. Sau chúng ta đã biết việc gì xẩy ra, hóa chất bốc lên thượng tầng khí
quyển và làm thủng tầng ô-zôn. Nhiều sự kiện như thế gây tai hại không ít, các
khoa học gia rất lo lắng, hội nghị quốc tế được triệu tập để tìm các giải pháp
ngăn chặn. Cho nên một kiến thức mới mà ta tưởng là điều tốt lại chính là điều
tai hại.
Trước
khi sang phần khác, chúng tôi muốn thêm một nhận xét nho nhỏ. Sự xuất hiện và
phát triển của khoa học chắc chắn làm tăng sự hiểu biết và trí thông minh con
người, vấn đề này chúng ta không có gì cần phải bàn cãi. Nhưng đồng thời, nếu
nhìn kỹ chúng ta lại thấy khoa học làm cho trí thông minh và sự hiểu biết của
con người suy thoái. Tại sao vậy? Trong những thời đại trước, khi khoa học mới
bắt đầu nổi và phát triển, người ta có ấn tượng tốt đẹp về các thành quả của
khoa học. Người ta rất hứng thú về những khám phá và thành quả kỹ thuật của
khoa học. Người ta đặt niềm hy vọng hoàn toàn vào khoa học và kỹ thuật để có
câu giải đáp cho mọi vấn đề. Tất cả những bí ẩn của thiên nhiên sẽ được khám
phá, khoa học sẽ dẫn nhân loại đến một thời đại hoàn toàn hạnh phúc.
Những
người này hết lòng tin tưởng vào khoa học, họ chuyển hướng, bắt đầu nghi ngờ
tôn giáo cùng những câu giải đáp của tôn giáo. Nhiều người mất niềm tin và xa
rời tôn giáo.
Bất hạnh
thay, chân lý mà khoa học đề cập đến chỉ là một phần chân lý hoặc chân lý có
tính chất chuyên môn. Nó chỉ liên hệ đến thế giới vật chất. Khoa học không có
câu giải đáp cho vấn đề nội tâm con người, câu giải đáp mà trước đây họ đến với
tôn giáo. Sự xa rời tôn giáo trong thời hiện đại sẽ không đến nỗi mất mát quá
to lớn, nếu chúng ta chỉ cần nói đến các dạng thức được coi là tôn giáo, nhưng
sự xa rời này là xa rời phần chính yếu của tôn giáo liên hệ với việc giải quyết
các vấn đề trong nội tâm con người.
Vì khoa
học không quan tâm đến những vấn đề trên, và người ta xa rời tôn giáo, nên đó
là một thiếu hụt to lớn cần bù đắp. Những giải đáp do tôn giáo đưa ta trước đây
đã bị phớt lờ, làm châm sự phát triển tinh thần và trí tuệ của nhân loại. Không
những thế, trong nhiều trường hợp còn làm cho tinh thần và trí tuệ thoái hóa.
Bản chất
việc đời, các vấn đề nhân sinh và con người không cho phép nhân loại bỏ qua nhu
cầu về tôn giáo. Câu giải đáp thực tiễn, cơ bản và cấp thời, từ trước đến nay
lúc nào cũng cần thiết. Khi khoa học không có khả năng đáp ứng nhu cầu này và
khi đã chán mê say khoa học, con người trở về với lý trí và nhớ lại nhu cầu cơ
bản bên trong. Một lần nữa họ quay về với tôn giáo để có câu giải đáp. Nhưng vì
dòng phát triển tinh thần đã bị ngưng lại, bị cản trở một thời gian đã bị suy
thoái, nên sự tìm kiếm như thế rất không ổn đinh. Do đó cần phải làm lại từ
đầu. Ðiển hình là sự phát triển tôn giáo được thấy tại một số quốc gia tiên
tiến, mặc dầu sống giữa sự tiến bộ khoa học, vẫn có những người điên khùng, khờ
dại rơi vào tay bọn lừa bịp (x).
(x)
Ám chỉ đến sự gia tăng của những giáo phái lập dị kì quặc tại các nước kỹ nghệ
phát triển cao độ.
Tuy
nhiên, khoa học không phải là không hữu ích dẫn đến hiểu biết tốt hơn trong
phạm vi tôn giáo. Người ta biết rõ tôn giáo đặc biệt ở dạng có tổ chức, đã từng
đóng vai trò tích cực ngăn cản sự phát triển trí thông minh con người. Cũng có
một vài tôn giáo mù quáng bám vào niềm tin và thực hành vô lý ngớ ngẩn ngay
trước những nguyên lý cơ bản của chính mình.
Sự phát
triển của khoa học, đặc biệt về thái độ và phương pháp, có một số ảnh hưởng tốt
đến tôn giáo cùng thái độ tôn giáo trong xã hội. Do vậy, ít nhất, tôn giáo có
cơ hội hành động như chất xúc tác, để xét lại một số giáo lý và thái độ của mình.
Khoa học phát triển cũng là tiêu chuẩn để đánh giá những câu giải đáp của các
tôn giáo, cho các tôn giáo cơ hội để hiểu nhau.
Tuy
nhiên, từ quan điểm của đại chúng, đặc biệt tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của
khoa học, dường như khoa học không có hiệu quả đáng kể cho lợi ích đời sống và
hạnh phúc tinh thần người dân. Khoa học không quan tâm mấy đến đa số quần
chúng. Mặc dù đa số nhìn khoa học với thiện cảm, nhưng tin tưởng khoa học thì
lại như tin vào cái gì thần thông và huyền bí. Niềm tin của họ mộc mạc không
căn cứ trên kiến thức. Ðó là ' thuyết khoa học vạn năng '. Khi người dân nghĩ
về khoa học, họ nghĩ ngay về kỹ thuật là phương tiện đem lại lạc thú cho họ. Vì
lý do đó, sự phát triển của khoa học rất ít ảnh hưởng tích cực về kiến thức,
hiểu biết, hay thái độ của xã hội.
Ở góc độ
lạc quan hơn, tại thời điểm này, hình như người ta không còn cảm thấy hứng khởi
về khoa học và bắt đầu nhìn vào nhu cầu của họ trong mối liên hệ với tôn giáo.
Một số tôn giáo đáp ứng nhu cầu của họ trên mức độ khác nhau. Ðồng thời, một số
thành viên trong giới khoa học nhận thức được giới hạn của khoa học chính
thống, mở rộng chân trời nghiên cứu của họ gồm có cả tôn giáo, có thể tạo điều
kiện cho khoa học phát triển một nền khoa học cao độ hợp nhất với tôn giáo, sự
hợp nhất có thể dẫn nhân loại đến sự thực, hòa bình, một đời sống thoát khỏi
những ràng buộc dại khờ.
Mặt
khác, khoa học có thể cố gắng chứng minh điều mà tôn giáo đã tiên đoán trước
đây. Trong khi nhân loại không thể chờ đợi câu giải đáp mà chúng ta cần phải có,
và câu giải đáp này trở thành tôn giáo. Tuy câu giải đáp chưa được chứng minh,
nhưng chúng ta đã chấp nhận nó vào lúc này, trong khi khoa học thì từ từ theo
phương pháp thử nghiệm. Hình dung nét đại cương như vậy, thì khoa học là nỗ lực
của con người nhằm chứng minh chân lý (hay phi chân lý) của tôn giáo. Theo cách
nhìn đó, hai lãnh vực trở nên hòa hợp, nẩy sanh từ nguồn gốc chung, lại một lần
hợp nhất.
Theo
dòng thời gian, một lần nữa phương pháp khoa học lại đi đến giới hạn sẽ không
thể chứng minh được chân lý do tôn giáo đưa ra. Ngày nay một số các khoa học
gia hàng đầu, đã nhận thức được như vậy. Bất cứ lúc nào, chân lý cuối cùng, tối
hậu do tôn giáo đưa ra cũng ở ngoài tầm hiểu biết của khoa học.
Chúng ta
đã nói về khoa học và tôn giáo, từ nguồn gốc đến quá trình phát triển. Bây giờ,
hãy nhìn riêng về Phật Giáo và đi vào đề tài chính của bài viết này.
...Nhiều
người quan niệm đạo đức chỉ là sự chuyên quyền độc đoán của một nhóm người nào
đó... nhưng trong khi khoa học tự nó tách khỏi bất cứ một suy xét nào về đạo
đức và giá trị (tiêu chuẩn đạo đức), Phật Giáo nghiên cứu và chỉ dạy vai trò
của đạo đức trong tiến trình tự nhiên...
[còn tiếp]
Kinh tụng
Kinh Châu
Báu
Ratanasutta
Yānīdha
bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāniva antalikkhe
Sabbe va bhūtā sumanā bhavantu
Athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ
Tasmā hi bhūtāni sāmetha sabbe
Mettaṃ karotha mānusiyā pajāya
Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Mong khởi lòng hoan hỷ
Thành kính nghe lời nầy
Rồi với tâm bi mẫn
Năng hộ trì nhơn loại
Vốn đêm ngày hồi hướng
Phước lành đến chư thiên
Yaṅkiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
Na no samaṃ atthi tathāgatena
Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.
Những vật quí trong đời
Chốn nầy hay nơi khác
Cả châu báu cõi trời
Không gì sánh bằng được
Với Như Lai Thiện Thệ
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ
yadajjhagā sakyamunī samāhito
Na tena dhammena samatthi kiñci
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Pháp bất tử tối thượng
Ly dục diệt phiền não
Phật Thích Ca Mâu Ni
Chứng pháp ấy trong thiền
Không gì sánh bằng được
Pháp thiền vi diệu ấy
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yaṃ
buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṃ
samādhimānantarikaññamāhu
samādhinā tena samo na vijjati
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītam
etena saccena suvatthi hotu
Con đường thanh lọc tâm
Là tu tập thiền định
Chứng hiện tại lạc trú
Ðức Phật hằng ngợi khen
Không gì so sánh được
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Ye puggalā
aṭṭhasataṃ pasaṭṭhā
cattāri etāni yugāni honti
te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā
etesu dinnāni mahapphalāni
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Thánh tám vị bốn đôi
Là những bậc ứng cúng
Ðệ tử đấng Thiện Thệ
Ðược trí giả tán thán
Cúng dường đến các ngài
Hưởng vô lượng công đức
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Ye
suppayuttā manasā daḷhena
nikkāmino gotamasāsanamhi
te pattipattā amataṃ vigayha
laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Bậc tu hành thiểu dục
Với ý chí kiên trì
Khéo chơn chánh phụng hành
Lời dạy đức Ðiều Ngự
Chứng đạt quả giải thoát
Thể nhập đạo bất tử
Lạc trú quả tịch tịnh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yathindakhīlo
paṭhaviṃ sito siyā
catubbhi vātebhi asampakampiyo
tathūpamaṃ suppurisaṃ vadāmi
yo ariyasaccāni aveccapassati
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Ví như cột trụ đá
Khéo chôn chặt xuống đất
Dầu bốn hướng cuồng phong
Cũng không thể lay động
Ta nói bậc chân nhân
Liễu ngộ tứ thánh đế
Cũng tự tại bất động
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Ye
ariyasaccāni vibhāvayanti
gambhīrapaññena sudesitāni
kiñcāpi te honti bhusappamattā
na te bhavaṃ aṭṭhamamādiyanti
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Bậc thánh tu đà huờn
Chứng tri lý thánh đế
Ðược đức Gô Ta Ma
Khéo thuyết giảng tường tận
Các ngài dù phóng dật
Thì cũng không bao giờ
Tái sanh kiếp thứ tám
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Sahāvassa
dassanasampadāya
tayassu dhammā jahitā bhavanti
sakkāyadiṭṭhi vicikicchitañca
sīlabbataṃ vāpi yadatthi kiñci
catūhapāyehi ca vippamutto
cha cābhiṭṭhānāni abhabbo kātuṃ
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Nhờ chứng đạt chánh trí
Ðọan trừ ba kiết sử
Thân kiến và hoài nghi
Luôn cả giới cấm thủ
Thoát khỏi bốn đọa xứ
Bậc nhập lưu không tạo
Sáu bất thiện trọng nghiệp
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Kiñcāpi so
kammaṃ karoti
pāpakaṃ kāyena vācāyuda cetasā vā
abhabbo so tassa paṭicchadāya
abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇtītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Bậc thánh tu đà huờn
Dù vô tâm phạm lỗi
Bằng thân lời hay ý
Cũng không hề che dấu
Ðược xứng danh hiền thánh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Vanappagumbe
yathā phussitagge
gimhānamāse paṭhamasmiṃ gimhe
tathūpamaṃ dhammavaraṃ adesayi
nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya
idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Ðức Thế Tôn thuyết giảng
Pháp đưa đến niết bàn
Tịnh lạc và thù thắng
Lợi ích chúng hữu tình
Ví như mưa đầu hạ
Khiến ngàn cây đâm chồi
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Varo
varaññū varado varāharo
anuttaro dhammavaraṃ adesayi
Idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Ðức Phật bậc vô thượng
Liễu thông pháp vô thượng
Ban bố pháp vô thượng
Chuyển đạt pháp vô thượng
Tuyên thuyết pháp vô thượng
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Khīṇaṃ
purāṇaṃ navaṃ natthisambhavaṃ
virattacittāyatike bhavasmiṃ
te khīṇabījā aviruḷhichandā
nibbanti dhīrā yathāyampadīpo
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ panītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Nhân quá khứ đã đoạn
Mầm tương lai không gieo
Với tâm không ái chấp
Trong sanh hữu đời sau
Bởi tham muốn đã đọan
Các chủng tử không còn
Ví như ngọn đèn tắt
Bậc trí chứng niết bàn
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
[phân đoạn 14, 15, 16]
Yānīdha
bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikkhe
tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ
buddhaṃ namassāma suvatthi hotu
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Ðức Phật bậc như lai
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yānīdha bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikhe
tathāgataṃ devamanussapùjitaṃ
dhammaṃ namassāma suvatthi hotu
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Chánh Pháp đạo như chân
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yanītha bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikkhe
tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ
saṅghaṃ namassāma suvatthi hotu
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Tăng Chúng bậc như đức
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
No comments:
Post a Comment