TU TẬP THỜI ĐẠI DỊCH
Pháp thoại
Khởi Đầu
Của Sự Thực Hành Chánh Niệm
Trích từ Theo Dấu Chân Phật
Của Sự Thực Hành Chánh Niệm
Trích từ Theo Dấu Chân Phật
Walking the Buddha’s Path
Hòa thượng Henepola
Gunaratana
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch
-Những sự thay đổi trong
cách sống được bàn đến trong những trang trước đây chỉ nhằm một mục đích: giúp
bạn biến chánh niệm thành một phần trong đời sống. Chánh niệm là phương pháp
duy nhất để vun trồng sự tĩnh thức trong từng giây phút về bản chất thật sự của
vạn pháp, qua sự tiếp xúc với thân tâm. Có thể bạn đã biết đó là "thiền
minh sát." Là một kỹ năng bạn cần phát triển và sử dụng xuyên suốt mọi
giai đoạn trên con đường đưa đến hạnh phúc của Đức Phật. Sau đây là một số lời
khuyên để bắt đầu sự tu tập thiền minh sát.
TỌA THIỀN
Thời điểm tốt nhất để hành thiền là vào sáng sớm, trước khi bạn
bắt đầu công việc trong ngày. Một nơi yên tĩnh là lý tưởng nhất, nhưng trên thế
giới này khó có nơi đâu không có tiếng ồn, vì thế chỉ cần một nơi thích hợp cho
việc hành thiền và một chiếc gối thiền êm ái.
Tiếp đến, chọn một thế ngồi hành thiền. Tốt nhất nhưng khó nhất là
thế ngồi hoa sen (kiết già). Tréo hai chân, đặt bàn chân phải lên trên đùi trái
và ngược lại, lòng bàn chân hướng lên trên. Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt
dưới rốn, tựa trên đùi, nâng đỡ thân trên. Sống lưng thẳng, đốt sống này chồng
lên đốt kia như những xâu đồng xu. Cằm ngẩng lên.
Nếu không thể ngồi theo thế hoa sen, thì ngồi bán già. Đặt bàn
chân phải qua đùi trái (hay ngược lại), đầu gối chạm sàn. Rồi cúi người về phía
trước, đẩy gối vào phía sau. Nếu đầu gối khó chạm sàn thì đặt một đùi lên chỗ
gập đầu gối của chân kia.
Bạn cũng có thể ngồi đặt chân này trước chân kia. Hay, ngồi trên
một ghế đẩu nhỏ, giống như những cái ghế bạn thường thấy trong các thiền đường.
Nếu tất cả đều quá khó, bạn có thể ngồi trên ghế bình thường.
Sau khi đã chọn một trong những thế ngồi này, hãy thẳng lưng lên,
để giúp ngực căng dễ dàng khi bạn hít thở. Tư thế của bạn phải tự nhiên, mềm
dẻo, không gồng cứng.
Hãy chọn vị thế cẩn thận, vì quan trọng là bạn không được sửa thế
ngồi cho đến cuối buổi tọa thiền. Tại sao quan trọng vậy? Giả thử bạn chuyển
đổi thế ngồi vì không được thoải mái. Sau một lúc, thế ngồi mới cũng trở nên
khó chịu. Thế là bạn cứ chuyển đi, đổi lại từ vị thế này sang vị thế khác suốt
buổi tọa thiền, thay vì cố gắng đạt được một mức định sâu xa hơn. Hãy rèn luyện
sự tự kiềm chế và giữ nguyên thế ngồi ban đầu.
Hãy quyết định từ lúc đầu là bạn sẽ ngồi thiền trong bao lâu. Nếu
bạn chưa bao giờ hành thiền thì hãy bắt đầu với khoảng hai mươi phút. Khi bạn
đã tiếp tục thực hành thêm, dần dần bạn có thể tăng thêm thời lượng ngồi thiền.
Điều đó tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu thời gian và bạn có thể ngồi trong
bao lâu mà không thấy đau đớn.
Khi ngồi, bạn nên nhắm mắt lại; như thế sẽ giúp bạn chú tâm hơn.
Tâm trước lúc hành thiền giống như một ly nước bùn. Nếu bạn giữ cho cái ly đứng
yên, bùn sẽ lắng xuống và nước trở nên trong. Tương tự, nếu bạn có thể yên
lặng, giữ thân không chuyển động và chú tâm vào đề mục thiền quán, thì tâm bạn
sẽ lắng đọng và bạn sẽ bắt đầu chứng nghiệm được niềm vui của việc hành thiền.
ĐỐI PHÓ VỚI CÁI ĐAU
Giả thử rằng bạn đã tuân theo những lời hướng dẫn về các tư thế và
đang ngồi tọa thiền trong một tư thế dễ chịu nhất. Nhưng không lâu sau, bạn sẽ
nhận ra rằng sự thoải mái đã biến mất. Rồi cái đau kéo đến, và bạn đánh mất
quyết tâm ban đầu, sự kiên nhẫn, và lòng nhiệt thành để ngồi thiền.
Điều này có thể làm bạn nản chí. Nhưng hãy an tâm rằng sự đau đớn
khó chịu phần lớn là do ta thiếu thực hành. Nó sẽ giảm bớt theo thời gian thực
hành, và bạn sẽ thấy là bạn có thể chịu đựng nó dễ dàng hơn. Vì thế hãy để sự
đau đớn khó chịu trở thành một dấu hiệu để bạn hâm nóng lòng quyết tâm thực
hành của mình.
Nếu sự đau đớn xảy ra do bệnh nơi thân giống như lệch đĩa đệm hay
một thương tật cũ; thì bạn nên thay đổi thế ngồi – có thể chuyển đến ngồi ghế.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau đớn tại một nơi thân thể bình thường, khỏe
mạnh, thì tôi khuyên bạn hãy làm như sau.
Cách hữu hiệu nhất mà cũng khó khăn nhất để đối phó với sự đau đớn
là quán sát nó. Hãy hòa mình với cơn đau, hãy có mặt với cơn đau. Cảm nhận nó
mà không nghĩ đến nó như là cái đau của tôi, cái đầu gối của tôi, cổ của tôi.
Chỉ quán sát cái đau thật sát sao để xem điều gì xảy ra cho nó.
Lúc đầu sự đau đớn có thể gia tăng, khiến chúng ta sợ hãi. Thí dụ,
đầu gối của bạn có thể bắt đầu đau đến nỗi bạn sợ rằng chân bạn sẽ bị hoại tử,
phải cắt bỏ đi, khiến bạn tự hỏi làm sao bạn có thể sinh sống với chỉ một chân.
Đừng lo sợ. Tôi chưa bao giờ thấy ai phải bị cưa chân vì hành thiền! Khi sự đau
đớn mà bạn quán sát đạt đến tột đỉnh, nếu bạn kiên nhẫn chịu đựng thêm, thí dụ
năm phút nữa, bạn sẽ thấy sự đau đớn khủng khiếp, có thể nguy hiểm tới tánh
mạng này bắt đầu tan biến. Cảm giác đau đớn sẽ chuyển thành trung tính, và bạn
sẽ khám phá rằng ngay cảm giác đau đớn cũng là vô thường.
Bạn có thể dùng một phương pháp tương tự như thế với những nỗi đau
tâm lý, có thể là mặc cảm tội lỗi hay một ký ức kinh hoàng nào đó. Đừng cố gắng
đẩy lùi nỗi đau đi. Hãy đón nhận nó. Có mặt với nó, với ngay cả những cảnh tượng
hãi hùng tái diễn trong tâm bạn. Đừng để bị cuốn hút theo vọng tưởng, chỉ tiếp
tục quán sát nỗi đau tinh thần đó, để nhìn thấy nó dần dần vỡ ra, giống như nỗi
đau thể xác.
Khi sự vỡ oà xảy ra, nỗi đau biến mất, bạn có thể cảm thấy nhẹ
nhõm rất nhiều, một sự bình an và thư giãn xuất hiện. Dĩ nhiên, nỗi đau thể xác
hay những ký ức đau đớn có thể lại phát khởi. Nhưng một khi bạn đã phá vỡ được
cái đau vật lý hay tâm lý đó, thì nó sẽ không bao giờ trở lại với cùng mức độ
như trước. Và lần sau khi bạn tọa thiền, bạn sẽ có thể ngồi lâu hơn trước khi
cái đau xuất hiện.
Phương pháp thứ hai đối phó với cái đau là so sánh nó với những
nỗi đau mà bạn đã trải qua trong cuộc đời. Cái đau hiện tại, mặc dầu ngay bây
giờ nó có vẻ quá to lớn, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ của những cái đau mà bạn
đã trải qua, và bạn đã chịu đựng nhiều cái còn tệ hại hơn. Và cũng đừng quên
cảm giác khổ đau vi tế ẩn sâu luôn ám ảnh bạn ngày và đêm. Khi so sánh với
những nỗi đau khác, cái đau nhỏ trong chân bạn không lớn lao gì. Cũng đáng công
chịu đựng, vì nó sẽ giúp ta chế ngự những nỗi đau to lớn hơn trong cuộc đời.
Cái đau này khác chi một cái gai nhỏ găm vào tay. Khi lấy cái gai ra, nó làm ta
đau nhiều hơn, tuy nhiên bạn phải chấp nhận để tránh cái đau lớn hơn sau đó.
Cũng thế, bạn có thể chịu đựng cái đau ngồi thiền để giúp bạn thoát khỏi những
phiền não lớn lao hơn trong tương lai.
Một phương pháp khác nữa là nghĩ đến nỗi đau mà người khác đang
phải hứng chịu. Hiện tại, rất nhiều người đang đau khổ với những nỗi đau thể
xác hay tinh thần do bệnh hoạn, đói khát, dãi dầu, chia ly với người thân yêu
và những vấn đề nghiêm trọng khác. Hãy tự nhắc nhở rằng so sánh với những khổ
đau đó thì cái đau của bạn không đến nỗi nào.
Cách thứ tư là không để ý đến cái đau. Bạn chủ tâm hướng đến hơi thở.
Để giúp bạn trú trong hơi thở, bạn có thể thở nhanh vài cái.
Đề nghị cuối cùng của tôi, khi tất cả mọi thứ khác đều thất bại,
là chuyển động -một cách rất chánh niệm. Từ từ di chuyển những bắp thịt để xem
cái đau có được giảm bớt với sự chuyển đổi tư thế nhỏ nhất. Nếu bạn đau ở phía
sau, hãy nhớ rằng lưng sẽ bị đau nếu bạn chồm về phía trước. Nếu bạn thấy căng
thẳng ở lưng, trước hết hãy dùng tâm quán sát về tư thế của bạn, hãy thư giãn,
rồi nhẹ nhàng thẳng lưng lên.
Đau ở đầu gối hay mắt cá cần một phương cách đặc biệt, vì bạn
không muốn làm tổn hại đến các dây chằng. Nếu bạn nghĩ đau là do dây chằng, thì
trước hết hãy cố gắng co duỗi một cách có chánh niệm những cơ ở trên và dưới
của khớp mà không di chuyển hay thay đổi thế ngồi. Nếu làm thế cũng không thấy
đở, thì hãy cử động chân một cách nhẹ nhàng chỉ vừa đủ để giảm căng thẳng trên
các dây chằng.
Có thể bạn tự hỏi không biết chịu đựng đau đớn như thế để được gì.
"Tôi hành thiền để đoạn diệt khổ đau. Tại sao tôi phải chịu khổ nhiều hơn
khi tọa thiền?" Hãy nhớ rằng đây là loại đau khổ có thể dẫn đến sự đoạn
diệt của tất cả mọi khổ đau khác. Khi bạn quán sát một cách chánh niệm cái đau
khi nó phát sinh, rồi qua đi, và cảm nhận được cảm giác sung sướng tiếp theo
sau khi nó biến mất, thì bạn đạt được sự tự tin về khả năng chịu đựng đau đớn
của mình. Quan trọng hơn nữa, vì sự trải nghiệm đau đớn này là tự nguyện và chủ
tâm, nó là một phương cách hữu hiệu để tự rèn luyện. Bạn sẽ đủ sức chịu đựng
những nỗi đau lớn hơn trong cuộc đời.
Hãy kiên nhẫn. Có thể trước đây bạn chưa bao giờ ngồi thiền, hay
chỉ thỉnh thoảng thực hành. Có thể bạn đã quen ngồi trên ghế hay sofa. Dĩ nhiên
bạn sẽ cảm thấy đau khi lần đầu ngồi thiền trên sàn nhà. Bạn đã từng leo núi
hay cưỡi ngựa chưa? Bạn có nhớ cơ thể mình cảm thấy thế nào trong lần đầu tiên,
và ngày hôm sau, thân thể đau đớn thế nào không? Tuy nhiên, nếu bạn leo núi hay
cưỡi ngựa mỗi ngày, không lâu sau bạn sẽ thành thục và không còn đau đớn nữa.
Hành thiền cũng thế: bạn chỉ phải thực hành liên tục mỗi ngày và không thay đổi
thế ngồi.
HÃY CHÚ TÂM
Một phương cách tốt để an tịnh tâm là chú tâm vào hơi thở. Hơi thở
lúc nào cũng có mặt. Bạn không cần phải khó khăn tìm kiếm hơi thở, vì nó luôn
vào ra nơi mũi. Hơi thở cũng không phụ thuộc vào cảm xúc, suy nghĩ hay sự chọn
lựa nào. Trú tâm vào hơi thở là một phương cách hữu hiệu để vun trồng trạng
thái tâm trung tính.
Bạn nên bắt đầu mỗi thời khóa tọa thiền với tâm từ bi. Một số
người có thể dễ dàng phát khởi tâm từ bi đến tất cả mọi chúng sanh. Nhưng thông
thường, bạn cần một phương pháp để làm được như thế. Hãy bắt đầu với chính bản
thân rồi sau đó dần phát triển tâm từ bi lớn rộng lớn để bao gồm tất cả chúng
sanh. Tôi khuyên các bạn hãy đọc lời nguyện sau đây (một cách thầm lặng trong
tâm hay ra tiếng):
Nguyện cho tôi được mạnh khoẻ, hạnh phúc và bình an. Nguyện cho
tôi không gặp chướng ngại; không bị tổn hại; không gặp khó khăn gì; luôn được
thành công. Nguyện cho tôi có lòng nhẫn nại, can đảm, hiểu biết, và quyết tâm
để đối đầu và chế ngự những khó khăn, trở ngại, và thất bại không thể tránh
trong cuộc đời.
Sau đó, hãy lặp lại, và thay những chữ "tôi" với những
từ khác, bắt đầu với cha mẹ của bạn: “Nguyện cho cha mẹ tôi được sức khoẻ, hạnh
phúc, và bình an. Nguyện cho họ không bị tổn hại …" vân vân. Sau đó lặp
lại đoạn kinh trên cho các sư trưởng của mình: " Nguyện cho các vị thầy
của tôi được khỏe mạnh …" Rồi đến thân quyến, bạn bè của bạn; đến “những
người không liên hệ" (những người mà bạn không thương hay ghét); đến kẻ
thù của bạn; và cuối cùng là đến tất cả mọi chúng sanh. Cách thực hành đơn giản
này sẽ giúp bạn dễ dàng chú tâm khi hành thiền và cũng giúp bạn chế ngự bất cứ
sân hận nào có thể phát khởi khi bạn đang ngồi thiền.
Sau đó hãy hít ba hơi thở sâu. Khi bạn hít vào và thở ra, hãy ghi
nhận sự căng lên và xẹp xuống nơi bụng (trên, dưới) và ngực. Hãy hít vào thật
sâu để căng phồng cả ba vị trí này trên cơ thể. Sau đó, thở bình thường, để hơi
thở vào ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gắng sức, chú tâm vào cảm giác
nơi mũi khi hơi thở vào ra. Phần đông ghi nhận hơi thở ở mũi dễ hơn; tuy nhiên,
có người lại thích chú tâm vào cảm giác khi hơi thở phả ra trên môi hay trong
mũi, hay trong hốc mũi, tùy thuộc vào cấu trúc của mặt. Sau khi đã chọn một nơi
để chú tâm, thì chỉ ghi nhận cảm giác hơi thở vào ra ở nơi đó.
Khi chú tâm vào hơi thở, bạn sẽ cảm nhận được sự bắt đầu, ở giữa
và đoạn cuối của mỗi hơi thở vào và mỗi hơi thở ra. Bạn không cần phải cố gắng
nhiều để nhận ra ba giai đoạn của hơi thở. Khi một hơi thở vào đã hoàn tất và
trước khi thở ra, có một điểm dừng ngắn. Hãy ghi nhận nó, và ghi nhận sự bắt
đầu của hơi thở ra. Khi hơi thở ra hoàn tất, cũng có một sự nghỉ ngắn trước khi
hơi thở vào bắt đầu. Hãy ghi nhận điều này. Hai khoảng ngưng này xảy ra rất
nhanh chóng đến nỗi có thể bạn không để ý đến chúng. Nhưng khi bạn chánh niệm,
bạn sẽ nhận ra được.
Lúc bắt đầu, có thể cả hơi thở vào và hơi thở ra đều dài. Hãy ghi
nhận điều đó, mà đừng suy nghĩ hay nói “hơi thở vào dài, hơi thở ra dài."
Khi bạn ghi nhận được cảm giác của hơi thở vào ra dài, thân bạn trở nên khá an
tĩnh. Rồi có thể hơi thở của bạn trở nên ngắn. Hãy ghi nhận hơi thở ngắn cảm
giác thế nào, lần nữa không nói "hơi thở ngắn". Rồi ghi nhận cả quá
trình của hơi thở từ lúc bắt đầu cho đến khi chấm dứt. Có thể, giờ hơi thở đã
trở nên nhuần nhuyễn. Thân và tâm trở nên tĩnh lặng hơn trước đó. Hãy ghi nhận
cảm giác tĩnh lặng và bình an này.
Mặc dầu cố gắng chú tâm vào hơi thở, tâm bạn vẫn có thể đi lang
thang. Bạn có thể nhận ra mình đang nhớ lại những nơi mình đã đến, những người
mình đã gặp, bạn bè lâu không gặp, một cuốn sách đã đọc lâu rồi, vị của một món
ăn bạn đã dùng hôm qua. Ngay khi bạn vừa nhận ra tâm mình không còn trụ nơi hơi
thở, hãy đem nó trở lại và buộc chặt nó ở đó một cách chánh nhiệm.
Có người dùng phương pháp đặt tên cho những sự kiện xảy ra trong
đầu khi đang thiền quán. Thí dụ, thiền sinh có thể ghi nhận việc suy tưởng và
nói trong đầu, “Suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ.” Khi nghe một tiếng động, thiền
sinh nghĩ, “Nghe, nghe, nghe.”
Tôi không khuyên bạn dùng phương pháp này. Những sự việc mà bạn
muốn đặt tên có thể xảy ra quá nhanh chóng đến nỗi bạn không có thì giờ để đặt
tên chúng. Việc đặt tên phải mất thì giờ -thì giờ để tư tưởng phát sinh hay cảm
giác xảy ra, thì giờ để nghĩ ra từ để diễn tả những gì bạn nhận biết. Bạn không
thể đặt tên một điều gì đó khi nó đang xảy ra. Bạn chỉ có thể đặt tên sau khi
nó đã xảy ra. Chỉ nhìn chúng khi chúng xảy ra và ghi nhận chúng, vậy cũng đủ
rồi.
Chánh niệm rèn luyện cho bạn sự ý thức trực tiếp. Nó giúp bạn loại
trừ các trung gian như từ ngữ hay khái niệm. Khái niệm và từ ngữ xuất hiện sau
sự ý thức để giúp bạn diễn đạt ý nghĩ và cảm giác. Tuy nhiên, trong thiền, bạn
không cần phải diễn tả bất cứ điều gì cho bất cứ ai. Bạn chỉ cần biết rằng khi
thấy chỉ là thấy, khi nghe chỉ là nghe, xúc chạm chỉ là xúc chạm, biết chỉ là
biết. Như thế cũng đủ rồi.
MỘT PHÚT CHÁNH NIỆM
Khi rời khỏi chiếu thiền, hãy quyết tâm suốt ngày sẽ để dành một
phút trong mỗi giờ hành thiền. Bạn có thể tự hỏi mình có thể làm gì trong một
phút – không đủ để tìm tọa cụ ngồi thiền. Đừng lo lắng về việc đi tìm tọa cụ.
Cứ ở ngay nơi đó, dầu bạn đang ngồi, đứng, hay nằm -điều đó không quan trọng.
Hãy dành năm mươi chín phút của mỗi giờ để làm bất cứ điều gì bạn làm trong
ngày. Nhưng trong một phút của mỗi giờ đó, hãy ngưng bất cứ gì bạn đang làm và
thiền quán. Bạn có thể vặn đồng hồ đeo tay hay cài vi tính để nó kêu mỗi giờ
như là một cách nhắc nhở.
Khi bạn nghe tiếng báo hiệu, hãy dừng công việc đang làm lại, gạt
bỏ bất cứ gì bạn đang suy nghĩ trong tâm và nhắm mắt lại. Chú tâm vào hơi thở
của bạn. Nếu bạn không biết một phút dài bao lâu, thì hít vào và thở ra mười
lăm lần và dành tất cả sự chú tâm vào hơi thở. Nếu phải lâu hơn một phút, cũng
đừng quan tâm về điều đó. Bạn đâu mất mát gì.
Khi một phút đã qua, trước khi mở mắt, hãy quyết tâm trong một giờ
tới sẽ hành thiền trong một phút nữa và cứ thế cho đến hết ngày. Hãy hướng về
giây phút đó và tạo ra sự nôn nóng cho nó. Và nên tự hỏi mình, "Khi nào
tôi mới lại được ngồi thiền nữa?”
Nếu bạn duy trì được phương pháp đơn giản này, thì cuối ngày bạn
đã có thêm mười hay mười lăm phút hành thiền. Hơn nữa lúc cuối ngày, ước muốn
được ngồi thiền – đã tăng trưởng vì được bạn nghĩ đến nó mỗi giờ- sẽ giúp bạn
tìm được nguồn cảm hứng để hành thiền trước khi ngủ.
Hãy kết thúc một ngày với khoảng nửa giờ ngồi thiền. Khi bạn lên
giường, hãy trú tâm vào hơi thở cho đến khi bạn thiếp đi. Nếu bạn thức giấc
giữa đêm, hãy đem tâm trở lại với hơi thở. Khi bạn thức dậy sáng hôm sau, tâm
bạn vẫn còn trụ nơi hơi thở, hãy nhắc nhở mình bắt đầu một ngày bằng việc ngồi
thiền.
(4.5)
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng
[Trung Bộ 131]
Kinh tụng
Kinh Châu
Báu
Ratanasutta
Yānīdha
bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāniva antalikkhe
Sabbe va bhūtā sumanā bhavantu
Athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ
Tasmā hi bhūtāni sāmetha sabbe
Mettaṃ karotha mānusiyā pajāya
Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Mong khởi lòng hoan hỷ
Thành kính nghe lời nầy
Rồi với tâm bi mẫn
Năng hộ trì nhơn loại
Vốn đêm ngày hồi hướng
Phước lành đến chư thiên
Yaṅkiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
Na no samaṃ atthi tathāgatena
Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.
Bhummāni vā yāniva antalikkhe
Sabbe va bhūtā sumanā bhavantu
Athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ
Tasmā hi bhūtāni sāmetha sabbe
Mettaṃ karotha mānusiyā pajāya
Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Mong khởi lòng hoan hỷ
Thành kính nghe lời nầy
Rồi với tâm bi mẫn
Năng hộ trì nhơn loại
Vốn đêm ngày hồi hướng
Phước lành đến chư thiên
Yaṅkiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
Na no samaṃ atthi tathāgatena
Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.
Những vật quí trong đời
Chốn nầy hay nơi khác
Cả châu báu cõi trời
Không gì sánh bằng được
Với Như Lai Thiện Thệ
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Chốn nầy hay nơi khác
Cả châu báu cõi trời
Không gì sánh bằng được
Với Như Lai Thiện Thệ
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ
yadajjhagā sakyamunī samāhito
Na tena dhammena samatthi kiñci
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Pháp bất tử tối thượng
Ly dục diệt phiền não
Phật Thích Ca Mâu Ni
Chứng pháp ấy trong thiền
Không gì sánh bằng được
Pháp thiền vi diệu ấy
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
yadajjhagā sakyamunī samāhito
Na tena dhammena samatthi kiñci
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Pháp bất tử tối thượng
Ly dục diệt phiền não
Phật Thích Ca Mâu Ni
Chứng pháp ấy trong thiền
Không gì sánh bằng được
Pháp thiền vi diệu ấy
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yaṃ
buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṃ
samādhimānantarikaññamāhu
samādhinā tena samo na vijjati
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītam
etena saccena suvatthi hotu
Con đường thanh lọc tâm
Là tu tập thiền định
Chứng hiện tại lạc trú
Ðức Phật hằng ngợi khen
Không gì so sánh được
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
samādhimānantarikaññamāhu
samādhinā tena samo na vijjati
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītam
etena saccena suvatthi hotu
Con đường thanh lọc tâm
Là tu tập thiền định
Chứng hiện tại lạc trú
Ðức Phật hằng ngợi khen
Không gì so sánh được
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Ye puggalā
aṭṭhasataṃ pasaṭṭhā
cattāri etāni yugāni honti
te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā
etesu dinnāni mahapphalāni
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Thánh tám vị bốn đôi
Là những bậc ứng cúng
Ðệ tử đấng Thiện Thệ
Ðược trí giả tán thán
Cúng dường đến các ngài
Hưởng vô lượng công đức
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
cattāri etāni yugāni honti
te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā
etesu dinnāni mahapphalāni
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Thánh tám vị bốn đôi
Là những bậc ứng cúng
Ðệ tử đấng Thiện Thệ
Ðược trí giả tán thán
Cúng dường đến các ngài
Hưởng vô lượng công đức
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Ye
suppayuttā manasā daḷhena
nikkāmino gotamasāsanamhi
te pattipattā amataṃ vigayha
laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Bậc tu hành thiểu dục
Với ý chí kiên trì
Khéo chơn chánh phụng hành
Lời dạy đức Ðiều Ngự
Chứng đạt quả giải thoát
Thể nhập đạo bất tử
Lạc trú quả tịch tịnh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
nikkāmino gotamasāsanamhi
te pattipattā amataṃ vigayha
laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Bậc tu hành thiểu dục
Với ý chí kiên trì
Khéo chơn chánh phụng hành
Lời dạy đức Ðiều Ngự
Chứng đạt quả giải thoát
Thể nhập đạo bất tử
Lạc trú quả tịch tịnh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yathindakhīlo
paṭhaviṃ sito siyā
catubbhi vātebhi asampakampiyo
tathūpamaṃ suppurisaṃ vadāmi
yo ariyasaccāni aveccapassati
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Ví như cột trụ đá
Khéo chôn chặt xuống đất
Dầu bốn hướng cuồng phong
Cũng không thể lay động
Ta nói bậc chân nhân
Liễu ngộ tứ thánh đế
Cũng tự tại bất động
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
catubbhi vātebhi asampakampiyo
tathūpamaṃ suppurisaṃ vadāmi
yo ariyasaccāni aveccapassati
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Ví như cột trụ đá
Khéo chôn chặt xuống đất
Dầu bốn hướng cuồng phong
Cũng không thể lay động
Ta nói bậc chân nhân
Liễu ngộ tứ thánh đế
Cũng tự tại bất động
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Ye
ariyasaccāni vibhāvayanti
gambhīrapaññena sudesitāni
kiñcāpi te honti bhusappamattā
na te bhavaṃ aṭṭhamamādiyanti
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Bậc thánh tu đà huờn
Chứng tri lý thánh đế
Ðược đức Gô Ta Ma
Khéo thuyết giảng tường tận
Các ngài dù phóng dật
Thì cũng không bao giờ
Tái sanh kiếp thứ tám
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
gambhīrapaññena sudesitāni
kiñcāpi te honti bhusappamattā
na te bhavaṃ aṭṭhamamādiyanti
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Bậc thánh tu đà huờn
Chứng tri lý thánh đế
Ðược đức Gô Ta Ma
Khéo thuyết giảng tường tận
Các ngài dù phóng dật
Thì cũng không bao giờ
Tái sanh kiếp thứ tám
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Sahāvassa
dassanasampadāya
tayassu dhammā jahitā bhavanti
sakkāyadiṭṭhi vicikicchitañca
sīlabbataṃ vāpi yadatthi kiñci
catūhapāyehi ca vippamutto
cha cābhiṭṭhānāni abhabbo kātuṃ
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Nhờ chứng đạt chánh trí
Ðọan trừ ba kiết sử
Thân kiến và hoài nghi
Luôn cả giới cấm thủ
Thoát khỏi bốn đọa xứ
Bậc nhập lưu không tạo
Sáu bất thiện trọng nghiệp
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
tayassu dhammā jahitā bhavanti
sakkāyadiṭṭhi vicikicchitañca
sīlabbataṃ vāpi yadatthi kiñci
catūhapāyehi ca vippamutto
cha cābhiṭṭhānāni abhabbo kātuṃ
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Nhờ chứng đạt chánh trí
Ðọan trừ ba kiết sử
Thân kiến và hoài nghi
Luôn cả giới cấm thủ
Thoát khỏi bốn đọa xứ
Bậc nhập lưu không tạo
Sáu bất thiện trọng nghiệp
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Kiñcāpi so
kammaṃ karoti
pāpakaṃ kāyena vācāyuda cetasā vā
abhabbo so tassa paṭicchadāya
abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇtītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Bậc thánh tu đà huờn
Dù vô tâm phạm lỗi
Bằng thân lời hay ý
Cũng không hề che dấu
Ðược xứng danh hiền thánh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
pāpakaṃ kāyena vācāyuda cetasā vā
abhabbo so tassa paṭicchadāya
abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇtītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Bậc thánh tu đà huờn
Dù vô tâm phạm lỗi
Bằng thân lời hay ý
Cũng không hề che dấu
Ðược xứng danh hiền thánh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Vanappagumbe
yathā phussitagge
gimhānamāse paṭhamasmiṃ gimhe
tathūpamaṃ dhammavaraṃ adesayi
nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya
idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Ðức Thế Tôn thuyết giảng
Pháp đưa đến niết bàn
Tịnh lạc và thù thắng
Lợi ích chúng hữu tình
Ví như mưa đầu hạ
Khiến ngàn cây đâm chồi
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
gimhānamāse paṭhamasmiṃ gimhe
tathūpamaṃ dhammavaraṃ adesayi
nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya
idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Ðức Thế Tôn thuyết giảng
Pháp đưa đến niết bàn
Tịnh lạc và thù thắng
Lợi ích chúng hữu tình
Ví như mưa đầu hạ
Khiến ngàn cây đâm chồi
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Varo
varaññū varado varāharo
anuttaro dhammavaraṃ adesayi
Idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Ðức Phật bậc vô thượng
Liễu thông pháp vô thượng
Ban bố pháp vô thượng
Chuyển đạt pháp vô thượng
Tuyên thuyết pháp vô thượng
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
anuttaro dhammavaraṃ adesayi
Idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Ðức Phật bậc vô thượng
Liễu thông pháp vô thượng
Ban bố pháp vô thượng
Chuyển đạt pháp vô thượng
Tuyên thuyết pháp vô thượng
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Khīṇaṃ
purāṇaṃ navaṃ natthisambhavaṃ
virattacittāyatike bhavasmiṃ
te khīṇabījā aviruḷhichandā
nibbanti dhīrā yathāyampadīpo
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ panītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Nhân quá khứ đã đoạn
Mầm tương lai không gieo
Với tâm không ái chấp
Trong sanh hữu đời sau
Bởi tham muốn đã đọan
Các chủng tử không còn
Ví như ngọn đèn tắt
Bậc trí chứng niết bàn
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
virattacittāyatike bhavasmiṃ
te khīṇabījā aviruḷhichandā
nibbanti dhīrā yathāyampadīpo
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ panītaṃ
etena saccena suvatthi hotu
Nhân quá khứ đã đoạn
Mầm tương lai không gieo
Với tâm không ái chấp
Trong sanh hữu đời sau
Bởi tham muốn đã đọan
Các chủng tử không còn
Ví như ngọn đèn tắt
Bậc trí chứng niết bàn
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
[phân đoạn 14, 15, 16]
Yānīdha
bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikkhe
tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ
buddhaṃ namassāma suvatthi hotu
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Ðức Phật bậc như lai
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yānīdha bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikhe
tathāgataṃ devamanussapùjitaṃ
dhammaṃ namassāma suvatthi hotu
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Chánh Pháp đạo như chân
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yanītha bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikkhe
tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ
saṅghaṃ namassāma suvatthi hotu
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Tăng Chúng bậc như đức
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
bhummāni vā yāniva antalikkhe
tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ
buddhaṃ namassāma suvatthi hotu
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Ðức Phật bậc như lai
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yānīdha bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikhe
tathāgataṃ devamanussapùjitaṃ
dhammaṃ namassāma suvatthi hotu
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Chánh Pháp đạo như chân
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yanītha bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikkhe
tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ
saṅghaṃ namassāma suvatthi hotu
Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Tăng Chúng bậc như đức
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
No comments:
Post a Comment