Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 20/4/2020
106. Kinh Bất Động Lợi
Ích
(Anenjasappàya Sutta)
Kinh số 106 [tóm tắt]
Kinh Bất Động Lợi Ích (Ānañjasappāya Sutta)
(M.ii, 261)
Kinh này Thế Tôn
giảng về các hành tướng của quả chứng từ Tứ thiền cho đến Phi
tưởng phi phi tưởng xứ, và cuối cùng là Tâm giải thoát không có
chấp thủ. Khi Tỷ-kheo thấy rõ dục vọng là vô thường, trống rỗng, giả dối thuộc ngu si tánh, và vị ấy an trú với tâm quảng đại, chiến thắng thế giới của dục và do đó những tham dục, sân hận, khích động sẽ không khởi lên. Tâm vị ấy trở thành vô lượng. Nhờ tu tập, an trú nhiều lần, tâm được an tịnh trong giới xứ của nó. Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động ngay trong hiện tại, hoặc sau khi chết, thần thức vị ấy do nguyên nhân này đạt đến bất động. Đó là lợi ích bất động thứ nhất (tương đương với Đệ tứ thiền).
Sau khi chứng Đệ tứ thiền, vị ấy quán tất cả dục vọng, dục tưởng hiện tại, tương lai và những sắc pháp, đều là bốn đại chủng và sắc do bốn đại tạo. Nhờ hành trì an trú phép quán ấy, tâm vị ấy trở thành an tịnh trong giới xứ của nó, có thể đạt được bất động ngay hiện tại, hoặc do thức diễn tiến, đạt đến bất động sau khi chết. Lợi ích bất động thứ hai này là Không vô biên xứ.
Cũng từ Đệ tứ thiền, vị Tỷ-kheo có thể quán mọi dục vọng, dục tưởng hiện tại, tương lai, những sắc pháp sắc tưởng hiện tại, tương lai đều là vô thường, không đáng hoan hỷ chấp trước. Nhờ quán nhiều lần, an trú nhiều lần
như vậy, tâm vị ấy trở thành an tịnh trong giới xứ của nó, tức là Thức vô biên xứ, có thể thành tựu bất động ngay trong hiện tại, hoặc sau khi chết, do thức diễn tiến. Đó là lợi ích bất động thứ ba, tức là Thức vô biên xứ.
Sau khi chứng Thức vô biên xứ, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng những dục vọng, dục tưởng... sắc tưởng và những bất động tưởng ở trên phải được đoạn diệt không có dư tàn, mới thật là thù diệu, gọi là Vô sở hữu xứ. Nhờ hành trì, an trú nhiều lần, tâm vị ấy trở nên an tịnh trong giới xứ của nó là Vô sở hữu xứ, ngay hiện tại hoặc khi chết do thức diễn tiến. Đây là lợi ích Vô sở hữu xứ thứ nhất.
Hoặc từ Thức vô biên xứ, vị Tỷ-kheo có thể quán sự trống rỗng của tự ngã và sở hữu xứ của ngã (ngã, ngã sở đều không), và nhờ an trú nhiều lần, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ của nó là Vô sở hữu xứ, đấy là lợi ích Vô sở hữu xứ thứ hai.
Sau khi chứng Thức vô biên xứ, vị Tỷ-kheo cũng có thể nghĩ rằng: “Ta không bất cứ chỗ nào cho ai và trong hình thức nào. Sở thuộc của ta cũng vậy”. Nhờ quán như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ của nó, Vô sở hữu, vị ấy có thể thành tựu Vô sở hữu xứ ngay hiện tại hoặc sau khi chết do thức diễn tiến. Đấy là lợi ích thứ ba của Vô sở hữu.
Sau khi chứng Vô sở hữu xứ, vị Tỷ-kheo có thể nghĩ rằng những dục vọng, sắc tưởng, bất động tưởng và những vô sở hữu xứ tưởng, tất cả tưởng, khi được đoạn diệt không có dư tàn, mới là thù diệu tịch tịnh, đó là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhờ hành trì an trú nhiều lần như vậy, tâm vị Tỷ-kheo được an tịnh trong giới xứ của nó. Vị ấy có thể thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ ngay hiện tại hoặc sau khi chết do thức diễn tiến. Đó là lợi ích hành đạo về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Khi ấy Tôn giả Ānanda hỏi Thế Tôn rằng do quán năm uẩn quá khứ, hiện tại, vị lai đều “không là của ta”, vị Tỷ-kheo được xả nhờ đoạn trừ những gì hiện có, đã có, một vị như vậy có chứng cứu cánh Niết-bàn không? Thế Tôn trả lời, nếu vị ấy thủ trước vào xả ấy thì không chứng cứu cánh Niết-bàn. Nếu vị ấy không thủ trước xả ấy thì chứng được cứu cánh Niết-bàn. Tôn giả Ānanda hỏi lại, vị ấy thủ trước là thủ trước cái gì? Thế Tôn đáp, chính là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vị Tỷ-kheo không hoan hỷ trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì chứng được cứu cánh Niết-bàn. Đây là bất tử tức là tâm giải thoát không có chấp thủ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 106 [dàn ý]
Kinh Bất Động Lợi Ích (Ānañjasappāya Sutta)
(M.ii, 261)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn
gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I.
Đặc tánh của các dục và sự nguy hiểm của các dục.
II.
Đạo lộ về lợi ích bất động:
1. Đối với các dục.
2. Đối với sắc pháp.
III. Đạo lộ lợi ích về vô
sở hữu xứ:
1. Các tưởng được đoạn
diệt không có dư tàn.
2. Tự ngã và ngã sở đều
trống không.
3. Ta không có bất cứ chỗ
nào, cho ai và trong hình thức nào và sở thuộc của ta cũng vậy.
IV. Đạo lộ về lợi ích phi
tưởng, phi phi tưởng xứ.
V.Vị Thánh đệ tử vượt qua bộc lưu:
1. Vị Tỷ-kheo còn hoan hỷ,
chấp trước trong xả, không chứng cứu cánh Niết-bàn.
2. Vị Tỷ-kheo không hoan
hỷ chấp trước trong xả, chứng được cứu cánh Niết-bàn.
VI. Thế nào là Thánh giải
thoát.
VII. Thế Tôn tổng kết những
điều đã thuyết giảng và nói đến trách nhiệm của bậc Đạo sư đã làm cho các đệ tử.
C. Kết luận:
Tôn giả
nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
106. Kinh Bất Động Lợi Ích
(Anenjasappàya Sutta)
Như vầy tôi nghe…
Một thời Thế Tôn trú
giữa dân chúng Kuru (Câu-lâu). Kammassadhamma (Kiềm-ma-sắt-đàm) là thị trấn của
dân chúng Kuru. Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".
-- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế
Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo,
các dục là vô thường, trống rỗng, giả dối, thuộc ngu si tánh. Này các Tỷ-kheo,
đây là lời chào xáo của kẻ ngu xây dựng trên giả dối. Các dục hiện tại, và các
dục tương lai, các dục tưởng hiện tại và các dục tưởng tương lai, cả hai đều
thuộc lãnh vực của ma, là cảnh giới của ma, là chỗ dinh dưỡng của ma, là chỗ ăn
uống của ma.
Bất động
Ở đây, các ác bất thiện
ý này dẫn đến tham dục, sân hận, khích động, và chính những pháp ấy tác thành
chướng ngại ở đây cho Thánh đệ tử học tập. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ
tử suy nghĩ như sau: "Các dục hiện tại và các dục tương lai... cho Thánh đệ
tử học tập. Vậy ta hãy an trú với tâm quảng đại, đại hành, sau khi chiến thắng
thế giới, sau khi xác định vị trí của ý. Khi ta an trú với tâm quảng đại, đại
hành chiến thắng thế giới, xác định vị trí của ý, các ác bất thiện ý: tham dục,
sân hận, khích động sẽ không khởi lên; với các pháp ấy được đoạn trừ, tâm của
ta không trở thành hạn hẹp, trái lại thành vô lượng, khéo tu tập". Trong
khi ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong
giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động ngay hiện tại hay
thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức
diễn tiến (samvattanikam vinnanam) có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích Bất động".
Lại nữa này các Tỷ-kheo,
vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại và những dục tương
lai, những dục tưởng hiện tại, và những dục tưởng tương lai, phàm bất cứ sắc
pháp gì, là bốn đại chủng và sắc do bốn đại tạo thành". Trong khi vị ấy
hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ
(của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Bất động ngay trong hiện tại hay
thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức
diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được
gọi là đệ nhị hành đạo về lợi ích Bất động.
Lại nữa này các Tỷ-kheo,
vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại và những dục tương
lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện
tại và những sắc pháp tương lai, những sắc tưởng hiện tại và những sắc tưởng
tương lai, cả hai đều vô thường. Cái gì vô thường thời không đáng để được hoan
hỷ, không đáng để được hoan nghênh, không đáng để được chấp trước". Trong
khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh
trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Bất động ngay trong hiện
tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy
ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo
được gọi là đệ tam hành đạo về lợi ích Bất động.
Vô hữu xứ
Lại nữa này các Tỷ-kheo,
vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại... và những sắc tưởng
tương lai, và những bất động tưởng, tất cả tưởng, chỗ nào các tưởng ấy được đoạn
diệt không có dư tàn, như vậy là tịch tịnh, như vậy là thù diệu, tức là vô sở hữu".
Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành
an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ
ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự
tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ.
Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.
Lại nữa này các Tỷ-kheo,
vị Thánh đệ tử đi đến khu rừng hay đi đến dưới gốc cây và suy nghĩ như sau:
"Trống không là tự ngã hay ngã này sở hữu". Trong khi vị ấy hành trì
như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của
nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ ngay trong hiện tại hay
thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức
diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo,
được gọi là đệ nhị hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.
Lại nữa này các Tỷ-kheo,
vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Ta không có bất cứ chỗ nào, cho ai và
trong hình thức nào, và sở thuộc của ta không có bất cứ chỗ nào, cho ai và
trong hình thức nào". Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần
như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong trú xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy
thành tựu Vô sở hữu xứ trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân
hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt
đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ tam hành đạo về lợi
ích Vô sở hữu xứ.
Phi tưởng, phi phi tưởng
xứ
Và lại nữa, này các Tỷ-kheo,
vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại.. và những sắc tưởng
và những Bất động tưởng, và những Vô sở hữu xứ tưởng, tất cả các tưởng, chỗ nào
các tưởng ấy được đoạn diệt không có dư tàn, như vậy là tịch tịnh, như vậy là
thù diệu, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Trong khi vị ấy hành trì như
vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong trú xứ (của nó)
. Với tâm an tịnh vị ấy có thể thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ ngay trong
hiện tại, hoặc thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này
xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là hành đạo về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng
xứ.
Niết-bàn
Khi được nói như vậy,
Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế
Tôn, vị Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: "Nếu trước không có như vậy,
thời có thể không là của ta; nếu nay không có như vậy thời có thể sẽ không là của
ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có". Và như vậy vị ấy được
xả. Bạch Thế Tôn, môt vị Tỷ-kheo như vậy có chứng được cứu cánh Niết-bàn không?
-- Ở đây, này Ananda,
một số Tỷ-kheo có thể chứng được cứu cánh Niết-bàn, và ở đây, một số Tỷ-kheo có
thể không chứng được cứu cánh Niết-bàn.
-- Do nhân gì, do
duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một số Tỷ-kheo có thể chứng được cứu cánh Niết-bàn,
và ở đây, một số Tỷ-kheo có thể không chứng được cứu cánh Niết-bàn?
-- Ở đây, này Ananda,
một Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: "Nếu trước không có như vậy thời
có thể không là của ta. Nếu nay không có như vậy, thời có thể sẽ không là của ta.
Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có". Và như vậy vị ấy được xả.
Vị ấy hoan hỷ trong xả ấy, hoan nghênh, chấp trước xả ấy. Do vị ấy hoan hỷ
trong xả ấy, hoan nghênh, chấp trước xả ấy, thức lệ thuộc xả ấy và thủ trước xả
ấy. Có thủ trước, này Ananda, vị Tỷ-kheo không chứng cứu cánh Niết-bàn.
-- Bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo
ấy thủ trước là thủ trước chỗ nào?
-- Này Ananda, Phi tưởng
phi phi tưởng xứ.
-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo
ấy thủ trước, thủ trước như vậy là thủ trước tối thượng?
-- Này Ananda, Vị Tỷ-kheo
ấy thủ trước, thủ trước như vậy là thủ trước tối thượng. Này Ananda, đây là thủ
trước tối thượng, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo
hành trì như vậy và suy nghĩ: "Nếu (trước) không có như vậy thời có thể
không là của ta. Nếu (nay) không có như vậy, thời có thể không là của ta. Ta đoạn
trừ những gì hiện có và những gì đã có". Như vậy, vị ấy được xả, vị ấy
không hoan hỷ trong xả ấy, không hoan nghênh, không chấp trước xả ấy. Do vị ấy
không hoan hỷ trong xả ấy, không hoan nghênh, không thủ trước xả ấy, thức không
lệ thuộc xả ấy và không thủ trước xả ấy. Không thủ trước, này Ananda, vị Tỷ-kheo
chứng cứu cánh Niết-bàn.
-- Thật vi diệu thay,
bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Chính mười y cứ sự này sự kia, bạch
Thế Tôn, sự vượt thoát dòng nước mạnh đã được Thế Tôn nói lên. Nhưng bạch Thế
Tôn, thế nào là Thánh giải thoát?
-- Ở đây, này các Tỷ-kheo,
vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Những dục hiện tại và những dục tương
lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện
tại và những sắc pháp tương lai, những Bất động tưởng, những Vô sở hữu xứ tưởng,
và những Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, cái gì thuộc tự thân, là tự thân.
Ðây là bất tử tức là tâm giải thoát không thủ trước". Này Ananda, đây là đạo
lộ về lợi ích Bất động được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Vô sở hữu xứ được
Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ được Ta thuyết giảng,
là sự vượt qua dòng nước mạnh do y cứ sự này sự kia được Ta thuyết giảng, Thánh
giải thoát được Ta thuyết giảng.
Những gì, này Ananda,
vị Ðạo sư cần phải làm, vì lòng từ mẫn mưu tìm hạnh phúc cho các đệ tử, những
điều ấy đã được Ta làm, vì lòng từ mẫn của Ta đối với Ông. Này Ananda, đây là
những gốc cây, đây là những khoảng trống. Hãy tu Thiền, này Ananda, chớ có
phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là lời dạy của Ta cho Ông.
Thế Tôn thuyết giảng
như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
66. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā kurūsu
viharati kammāsadhammaṃ nāma kurūnaṃ nigamo. Tatra kho Bhagavā bhikkhū
āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ.
Bhagavā etadavoca : ''aniccā, bhikkhave, kāmā tucchā musā mosadhammā. Māyākatame
taṃ, bhikkhave, bālalāpanaṃ. Ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā
yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā :
ubhayametaṃ māradheyyaṃ, mārassesa [mārasseva (ka.)] visayo, mārassesa nivāpo,
mārassesa gocaro. Etthete pāpakā akusalā mānasā abhijjhāpi byāpādāpi sārambhāpi
saṃvattanti. Teva ariyasāvakassa idhamanusikkhato antarāyāya sambhavanti.
Tatra, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā,
ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā
kāmasaññā : ubhayametaṃ māradheyyaṃ, mārassesa visayo, mārassesa nivāpo,
mārassesa gocaro. Etthete pāpakā akusalā mānasā abhijjhāpi byāpādāpi
sārambhāpi saṃvattanti, teva ariyasāvakassa idhamanusikkhato antarāyāya
sambhavanti. Yaṃnūnāhaṃ vipulena mahaggatena cetasā vihareyyaṃ abhibhuyya lokaṃ
adhiṭṭhāya manasā. Vipulena hi me mahaggatena cetasā viharato abhibhuyya lokaṃ
adhiṭṭhāya manasā ye pāpakā akusalā mānasā abhijjhāpi byāpādāpi
sārambhāpi te na bhavissanti. Tesaṃ pahānā aparittañca me cittaṃ bhavissati
appamāṇaṃ subhāvitanti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ
pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā āneñjaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati
kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ
assa āneñjūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, paṭhamā āneñjasappāyā paṭipadā akkhāyati.
67. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati
: 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā
kāmasaññā ,
yā ca samparāyikā kāmasaññā yaṃ kiñci rūpaṃ (sabbaṃ rūpaṃ) [( ) natthi sī. pī.
potthakesu] cattāri ca mahābhūtāni, catunnañca mahābhūtānaṃ upādāyarūpanti.
Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde
sati etarahi vā āneñjaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ
viññāṇaṃ assa āneñjūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, dutiyā āneñjasappāyā paṭipadā
akkhāyati.
''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati
: 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā
kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca
samparāyikā rūpā yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā :
ubhayametaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ nālaṃ abhinandituṃ, nālaṃ abhivadituṃ, nālaṃ
ajjhositunti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati.
Sampasāde sati etarahi vā āneñjaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa
bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa
āneñjūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, tatiyā āneñjasappāyā paṭipadā akkhāyati.
68. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati
: 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā
kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca
samparāyikā rūpā yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā yā
ca āneñjasaññā : sabbā saññā. Yatthetā aparisesā nirujjhanti etaṃ santaṃ etaṃ
paṇītaṃ : yadidaṃ ākiñcaññāyatananti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino
āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā ākiñcaññāyatanaṃ samāpajjati
paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ
viññāṇaṃ assa ākiñcaññāyatanūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, paṭhamā
ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyati.
69. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako araññagato vā
rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati : 'suññamidaṃ attena vā
attaniyena vāti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane cittaṃ
pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā ākiñcaññāyatanaṃ samāpajjati paññāya vā
adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ
viññāṇaṃ assa ākiñcaññāyatanūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave, dutiyā
ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyati.
70. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati
: 'nāhaṃ kvacani [kvacini (syā. kaṃ. sī. aṭṭha0)] kassaci kiñcanatasmiṃ [kiñcanatasmi
(?)], na ca mama kvacani kismiñci kiñcanaṃ natthīti. Tassa evaṃpaṭipannassa
tabbahulavihārino āyatane cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā
ākiñcaññāyatanaṃ samāpajjati paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā.
Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ viññāṇaṃ assa ākiñcaññāyatanūpagaṃ. Ayaṃ,
bhikkhave, tatiyā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyati. ''Puna caparaṃ,
bhikkhave, ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'ye ca diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca
samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā ca samparāyikā kāmasaññā ye
ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā yā ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā,
yā ca samparāyikā rūpasaññā yā ca āneñjasaññā, yā ca ākiñcaññāyatanasaññā
: sabbā saññā. Yatthetā aparisesā nirujjhanti etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ : yadidaṃ
nevasaññānāsaññāyatananti. Tassa evaṃpaṭipannassa tabbahulavihārino āyatane
cittaṃ pasīdati. Sampasāde sati etarahi vā nevasaññānāsaññāyatanaṃ samāpajjati
paññāya vā adhimuccati kāyassa bhedā paraṃ maraṇā. Ṭhānametaṃ vijjati yaṃ taṃsaṃvattanikaṃ
viññāṇaṃ assa nevasaññānāsaññāyatanūpagaṃ. Ayaṃ, bhikkhave,
nevasaññānāsaññāyatanasappāyā paṭipadā akkhāyatīti.
71. Evaṃ vutte, āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca : ''idha,
bhante, bhikkhu evaṃ paṭipanno hoti : 'no cassa, no ca me siyā na bhavissati,
na me bhavissati yadatthi yaṃ, bhūtaṃ : taṃ pajahāmīti. Evaṃ upekkhaṃ paṭilabhati.
Parinibbāyeyya nu kho so, bhante, bhikkhu na vā parinibbāyeyyāti?
''apetthekacco, ānanda, bhikkhu parinibbāyeyya, apetthekacco bhikkhu na
parinibbāyeyyāti. ''Ko nu kho, bhante, hetu ko paccayo yenapetthekacco bhikkhu
parinibbāyeyya, apetthekacco bhikkhu na parinibbāyeyyāti? ''idhānanda, bhikkhu
evaṃ paṭipanno hoti : 'no cassa, no ca me siyā na bhavissati, na me bhavissati
yadatthi, yaṃ bhūtaṃ : taṃ pajahāmīti. Evaṃ upekkhaṃ paṭilabhati.
So taṃ upekkhaṃ abhinandati, abhivadati, ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ upekkhaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya
tiṭṭhato tannissitaṃ hoti viññāṇaṃ tadupādānaṃ. Saupādāno, ānanda, bhikkhu na parinibbāyatīti. ''Kahaṃ pana so, bhante,
bhikkhu upādiyamāno upādiyatīti? ''nevasaññānāsaññāyatanaṃ, ānandāti. ''Upādānaseṭṭhaṃ
kira so, bhante, bhikkhu upādiyamāno upādiyatīti? ''upādānaseṭṭhañhi so,
ānanda, bhikkhu upādiyamāno upādiyati. Upādānaseṭṭhañhetaṃ, ānanda, yadidaṃ :
nevasaññānāsaññāyatanaṃ.
72. ''Idhānanda, bhikkhu evaṃ paṭipanno hoti : 'no cassa, no
ca me siyā na bhavissati, na me bhavissati yadatthi, yaṃ bhūtaṃ : taṃ
pajahāmīti. Evaṃ upekkhaṃ paṭilabhati. So taṃ upekkhaṃ nābhinandati,
nābhivadati, na ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ upekkhaṃ anabhinandato
anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato na tannissitaṃ hoti viññāṇaṃ na
tadupādānaṃ. Anupādāno, ānanda, bhikkhu parinibbāyatīti.
73. ''Acchariyaṃ, bhante, abbhutaṃ, bhante! nissāya nissāya
kira no, bhante, bhagavatā oghassa nittharaṇā akkhātā. Katamo pana, bhante,
ariyo vimokkhoti? ''idhānanda, bhikkhu ariyasāvako iti paṭisañcikkhati : 'ye ca
diṭṭhadhammikā kāmā, ye ca samparāyikā kāmā yā ca diṭṭhadhammikā kāmasaññā, yā
ca samparāyikā kāmasaññā ye ca diṭṭhadhammikā rūpā, ye ca samparāyikā rūpā yā
ca diṭṭhadhammikā rūpasaññā, yā ca samparāyikā rūpasaññā yā ca āneñjasaññā, yā
ca ākiñcaññāyatanasaññā ,
yā ca nevasaññānāsaññāyatanasaññā : esa sakkāyo yāvatā sakkāyo. Etaṃ amataṃ
yadidaṃ anupādā cittassa vimokkho. Iti, kho, ānanda, desitā mayā āneñjasappāyā
paṭipadā, desitā ākiñcaññāyatanasappāyā paṭipadā, desitā
nevasaññānāsaññāyatanasappāyā paṭipadā, desitā nissāya nissāya oghassa nittharaṇā,
desito ariyo vimokkho. Yaṃ kho, ānanda, satthārā karaṇīyaṃ sāvakānaṃ hitesinā
anukampakena anukampaṃ upādāya, kataṃ vo taṃ mayā. Etāni, ānanda, rukkhamūlāni,
etāni suññāgārāni. Jhāyathānanda, mā pamādattha, mā pacchā vippaṭisārino
ahuvattha. Ayaṃ vo amhākaṃ anusāsanīti. Idamavoca Bhagavā. Attamano
āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.
Āneñjasappāyasuttaṃ niṭṭhitaṃ
chaṭṭhaṃ.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Trắc nghiệm 1. Sự việc nào sau đây cho chúng ta cảm nhận “hạnh phúc của nội tâm ít xáo trộn”?
A. Một người ít đặt nặng chuyện khen chê nên không bị xáo trộn nội tâm trước pháp thế gian /
B. An cư lạc nghiệp /
C. Thời loạn khiến nhân tâm ly tán, cuộc sống bất an /
D. Cả ba câu trên đều có liên hệ ít nhiều về giá trị của cuộc sống ít xáo trộn.
TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 1: D
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment