Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 14/4/2020
102. Kinh Năm và Ba (Pancattaya
sutta)
Giống như Kinh Niệm Xứ, bài kinh nầy là một “phiên bản Trung Bộ” của
Kinh Phạm Võng của Trường Bộ. Bài kinh nầy cho thấy những luận thuyết tinh vi của
hệ thống tín ngưỡng, triết học, tu chứng của Ấn Độ thời xưa cũng như hôm nay
qua sự trình bày của Đức Phật về 62 kiến chấp.
Năm là ba quan niệm chấp thường, một quan niệm chấp đoạn, và một
quan niệm về hiện tại Niết Bàn
Ba là nếu gom chung ba quan niệm chấp thường là một cộng với hai
quan niệm còn lại.
Sự chấp thủ y cứ trên ba quan niệm trên đưa đến sự viện dẫn về quá
khứ, tương lai, và hiện tại.
Điểm thú vị là Kinh Phạm Võng của Tam Tạng Pali là một phản biện đối
tất cả kiến chấp của Bà la môn giáo thì Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới của Phật Giáo
Đại Thừa là một công kích lớn đối với Phật giáo Nguyên Thuỷ. Tất cả những giáo
lý về thế giới hoa tạng, duy thức, bát nhã, tịnh độ nhân gian… đề có gốc rễ bắt
nguồn từ 62 lập thuyết của bài Kinh Phạm Võng. Tuy vậy bài kinh nầy vẫn “sống sót”
trong hệ thống Đại Tạng Kinh của Phật giáo Tây Tạng với tựa đề Pan̄catraya
Sūtra mặc dù được xem là thuộc Nhất Thiết Hữu Bộ (Mūlasarvāstivāda.
1005. Tổng thuyết về kiến chấp ngoại giáo
Có hai cách nhìn về thực tại. Một là theo quan niệm thường thức tất
cả sự thực hữu ẩn hiện như con người, văn hoá, xã hội, cõi giới… Hai là nhìn tất
cả đều là hiện tượng giới kết cấu bởi những phân tử cực vi (sát na – khana) dù
là vật chất hay tâm thức. Không có đủ khả năng thấy được thế giới vĩ mô, chúng
sanh thường tạo ra nhiều sở chấp y cứ trên suy diễn:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tu viện
ông Anathapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo"
-"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế
Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương
lai, thảo luận về tương lai, y cứ vào tương lai, tuyên bố nhiều quan điểm sai
khác. Ở đây, một số tuyên bố: "Sau khi chết, tự ngã không bệnh, có
tưởng". Ở đây, một số tuyên bố: "Sau khi chết, tự ngã không bệnh,
không tưởng". Ở đây một số tuyên bố: "Sau khi chết, tự ngã không
bệnh, phi tưởng và phi phi tưởng". Hay họ chủ trương đoạn diệt hủy hoại, tiêu
diệt của loài hữu tình hiện đang sanh tồn. Hay một số lại tuyên bố về hiện tại
Niết-bàn.
Như vậy, họ chủ trương sau khi chết, tự ngã tồn tại không bệnh.
Hay họ chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, tiêu diệt của loài hữu tình hiện đang
sanh tồn. Hay một số lại tuyên bố hiện tại Niết-bàn. Như vậy, những chủ thuyết
này, sau khi thành năm trở lại thành ba, sau khi thành ba, trở lại thành năm.
Ðây là sự tổng thuyết năm và ba.
1006. Luận thuyết về tương lai
Sự hiện hữu trên nói theo hiện tượng giới là “giòng chảy” của những
sát na sanh diệt nối tiếp nhau cả hai phương diện vật chất của như tâm thức. mỗi
sát na có kết cấu và tự tánh riêng. Có liên đới tương tác nhưng không thể gọi là
có một chủ quyền theo quan niệm “bản ngã”. Sự hiện hữu của mỗi chúng sanh là một
tiến trình nhưng không thể nói con người ở thời điểm A với thời điểm B là một.
Do vậy những lập thuyết về tự hữu hiện tại và tương lai đều là bất cập:
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương
sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy
hoặc chủ trương sau khi chết tự ngã có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả
Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, có
tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự
ngã hoặc có sắc và không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc và không không sắc,
có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương tự ngã hoặc
nhất tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương
sau khi chết, tự ngã hoặc dị tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương tự ngã sau khi chết hoặc thiểu tưởng, có tưởng, không
bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc vô
lượng tưởng, có tưởng, không bệnh. Nhưng có một số tuyên bố thức biến này
(vinnanakasina) khi vượt qua khỏi (upativattatam) trở thành vô lượng, bất động.
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: "Những
Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không
bệnh, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có
sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi
chết, tự ngã hoặc không có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc có sắc và không sắc, có tưởng,
không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã
hoặc không sắc và không không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc nhứt tưởng, có tưởng, không
bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc dị
tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau
khi chết, tự ngã hoặc thiểu tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc vô lượng tưởng, có tưởng,
không bệnh. Hay Như Lai biết loại tưởng nào trong các loại tưởng ấy được xưng
là thanh tịnh, tối thắng, đệ nhất, vô thượng, tức là sắc tưởng, tức là vô sắc
tưởng, tức là nhứt tưởng, tức là dị tưởng. Nói rằng: "vô sở hữu", một
số tuyên bố Vô sở hữu xứ là vô lượng, bất động. Biết rằng cái này thuộc hữu vi,
là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như
Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi".
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà- la-môn nào chủ trương
sau khi chết, tự ngã không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy
chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc không tưởng, không bệnh; các Tôn
giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không
tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự
ngã hoặc có sắc không sắc, không tưởng, không bệnh. Các Tôn giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc cũng không sắc, không không
sắc, không tưởng, không bệnh.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương
sau khi chết, tự ngã có tưởng, vô bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy?
Họ nói rằng: "Tưởng là bệnh hoạn, tưởng là mụt nhọt, tưởng là mũi tên; đây
là tịch tịnh, thù diệu tức là vô tưởng".
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: "Những
Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã là không tưởng,
không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã
hoặc có sắc, không tưởng, không bệnh; Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ
trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không tưởng, không bệnh; các Tôn
giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không
sắc, không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau
khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, không không sắc, không tưởng, không
bệnh". Này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau:
"Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài hành, ngoài thức, ta sẽ chủ
trương sự lai, vãng, tử, sanh, tăng trưởng, tăng thịnh, hay tăng đại"; sự
tình không có như vậy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự
đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát
pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ
trương sau khi chết tự ngã là Phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả
Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, phi tưởng phi
phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi
chết, tự ngã hoặc không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả
Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc,
phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương
sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không không sắc, phi tưởng phi phi tưởng,
không bệnh.
Ở đây này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau
khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy; các Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã không tưởng, không bệnh, một số
phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy? Họ nói rằng: "Tưởng là bệnh hoạn, tưởng là
mụt nhọt, tưởng là mũi tên, không tưởng là si ám. Ðây là tịch tịnh, thù diệu,
tức là phi tưởng phi phi tưởng".
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: "Những
Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã là phi tưởng phi
phi tưởng, không bệnh, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi
chết, tự ngã hoặc có sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả
Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, phi tưởng
phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi
chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các
Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã là không có sắc,
không không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh".
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sự thành
tựu của xứ này (ayatana) chỉ nhờ những hành có thể thấy được, nghe được, tư duy
được, ý thức được; đây được xưng, này các Tỷ-kheo, là tổn hại cho sự thành tựu
xứ (ayatana) này. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, xứ này không được xưng là có thể
đạt thành nhờ sự thành tựu hữu hành (sasankhara), mà này các Tỷ-kheo, xứ này
được xưng là có thể đạt thành nhờ sự thành tựu không có hành nào còn lại. Biết
rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết
được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã
vượt khỏi pháp hữu vi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương
đoạn diệt, hủy hoại, diệt tận của loại hữu tình hiện đang sinh tồn. Ở đây, này
các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có
tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Còn những vị Sa-môn, Bà-la-môn
nào chủ trương sau khi chết, tự ngã không tưởng, không bệnh, một số phỉ báng
các vị ấy. Còn những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã
phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy? Tất
cả những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này hướng thượng tuyên bố có chấp trước:
"Ðời sau chúng ta sẽ hiện hữu, đời sau chúng ta sẽ hiện hữu". Ví như
một người lái buôn đi buôn bán nghĩ rằng: "Từ đây ta sẽ có vật này, ta sẽ
được vật này từ cái này". Cũng vậy, những vị Sa-môn, Bà-la-môn này, chúng
ta nghĩ rằng, cũng giống như những người lái buôn khi các vị này nói: "Ðời
sau chúng ta sẽ hiện hữu, đời sau chúng ta sẽ hiện hữu".
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết được: "Những Tôn
giả Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, diệt tận, loại hữu
tình hiện đang sinh tồn, những vị ấy sợ hãi tự thân, yếm ly tự thân, chỉ chạy
theo và chạy vòng quanh tự thân". Ví như một con chó bị dây cột vào một
cột trụ hay cây cột vững chắc, chạy theo và chạy vòng tròn cột trụ hay cây cột
ấy. Cũng vậy, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy sợ hãi tự thân, yếm ly tự thân,
chỉ biết chạy theo và chạy vòng quanh tự thân. Biết rằng cái này thuộc hữu vi
là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như
Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi, và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào luận bàn về tương
lai, thảo luận về tương lai, y cứ vào tương lai tuyên bố nhiều quan điểm sai khác,
tất cả đều tuyên bố năm xứ này hay một trong chúng.
[còn tiếp]
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
TT Giác Đẳng nói về tình hình đại dịch
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây theo Phật Pháp là “vấn đề” khi nói về linh hồn trường cữu?
A. Nếu linh hồn trường cữu thì tâm thức không thể thay đổi /
B. Tâm thức không thể thay đổi thì sự tu tập không có giá trị /
C. Sự tu tập không có giá trị thì sống với bản năng phải là đời sống “tốt tự nhiên” nhưng thực tế thì không /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1 : D
Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây là chính xác khi nói về thường kiến?
A. Không có hiện tượng sanh diệt trong cảnh giới tâm thức /
B. Một người lúc 5 tuổi với cùng người ấy năm 70 tuổi chỉ là một không có gì khác biệt /
C. Sự hiện hữu của chúng sanh vốn đơn thuần cố định không phải là kết cấu co nhiều nhân nhiều duyên /
D. Cả ba câu trên đều đúngTT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2 : D
Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được xem là phù hợp với Phật Pháp khi nói về tâm thức?
A. Là một tiến trình của những sát na sanh diệt nối tiếp nhau /
B. Ngay cả một đơn vị cực vi của tâm hay sát na cũng sự kết cấu đầy đủ thọ, tưởng, hành, thức chứ không đơn thuần /
C. Tâm thức có thể thay đổi do nghiệp quá khứ, do cảnh, do sự tu tập/
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3 : D
Trắc nghiệm 4. Phật Pháp dạy về hiện tượng giới với những đặc tính nào sau đây?
A. Dù là vật chất hay tâm thức (Danh và sắc) ở đơn vị cực vi (sát na) cũng cấu thành bởi nhiều thành tố nêu được gọi là pháp hữu vi/
B. Không có sự tồn tại của các hiện tượng hữu vi mà không có sanh diệt (bản ngã hằng hữu) /
C. Mỗi hiện tượng đều có tự tánh riêng (không có một thượng đến toàn năng chi phối tất cả) /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4 : D
No comments:
Post a Comment