Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 1/4/2020
90. Kinh Kannakatthala
(Kannakatthala sutta)
Lại một câu chuyện về vua Pasenadi. Trong một lần đến thăm viếng Đức
Thế Tôn nhà vua nêu lên một câu hỏi liên quan tới những gì đã được nghe về lời
dạy của Đức Phật. Vấn đề cho thấy hiện tượng “tam sao thất bổn” đã xẩy ra ngay
chính thời Đức Thế Tôn trụ thế ở tại trung tâm cực thịnh của Đạo Phật . Sự hành
xử của Tôn giả Ananda, thị giả Phật, trong bài kinh của cho thấy một điểm thú vị
khác.
941. Diện kiến Đức Phật
Vua Pasenadi thường đến diện kiến đãnh lễ Phật trong nhiều duyên
sự khác nhau. Bài kinh nầy ghi lại những rộn ràng “bầu đàn thê tử” của một vị
vua khi đến lễ Phật cùng với hoàng tử và lời chuyển của hai chị em ruột đều là
ái phi của nhà vua:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Ujunna, gần vườn Lộc Uyển ở
Kannakatthala.
Lúc bấy giờ vua Pasenadi nước Kosala đi đến Ujunna có công việc.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bảo một người:
-- Ðến đây, này Người kia. Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân
danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an,
có mạnh khỏe, lạc trú và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, vua Pasenadi nước
Kosala cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, có
mạnh khỏe, lạc trú không và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, hôm nay vua
Pasenadi nước Kosala, sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn".
-- Thưa vâng, tâu Ðại vương.
Người ấy vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, đi đến chỗ Thế Tôn, sau
khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy
bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, vua Pasenadi nước Kosala cúi đầu đảnh lễ chân Thế
Tôn, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa
như sau: "Bạch Thế Tôn, hôm nay vua Pasenadi nước Kosala, sau buổi ăn
sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn".
Hai chị em Soma và Sakula được nghe: "Hôm nay vua Pasenadi
nước Kosala sau buổi ăn sáng, sẽ đến yết kiến Thế Tôn". Rồi hai chị em
Soma và Sakula đi đến vua Pasenadi nước Kosala tại phòng ăn, và thưa như sau:
-- Tâu Ðại vương, hãy nhân danh chúng thiếp cúi đầu đảnh lễ chân
Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú
không và thưa giúp: "Bạch Thế Tôn, chị em Soma và Sakula cúi đầu đảnh lễ
chân Thế Tôn, hỏi thăm có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú
không".
Rồi vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng đi đến Thế Tôn, sau
khi đảnh lễ Thế Tôn rồi, ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi
nước Kosala bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, hai chị em Soma và Sakula cúi đầu đảnh lễ chân
Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc
trú không.
-- Thưa Ðại vương, vì sao hai chị em Soma và Sakula lại không có
thể nhờ một vị đưa tin khác?
-- Bạch Thế Tôn, hai chị em Soma và Sakula có nghe: "Hôm nay
vua Pasenadi nước Kosala sau buổi ăn sáng, sẽ yết kiến Thế Tôn". Rồi hai
chị em Soma và Sakula đi đến con tại phòng ăn và thưa như sau: "Tâu Ðại
vương, hãy nhân danh chúng thiếp cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có được
ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không và thưa: "Bạch Thế
Tôn, hai chị Soma và Sakula cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có
được ít bệnh, ít não, khinh an, có mạnh khỏe, lạc trú không".
-- Thưa Ðại vương, mong rằng hai chị em Soma và Sakula được hạnh
phúc!
942. Nghe lầm ắt nói lại lầm
Từ lời dạy của Đức Phật “mỗi sát na tâm chỉ biết một một cảnh” trở
thành tuyên bố “không có một sa môn nào toàn tri”:
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con có nghe như sau: "Sa-môn Gotama có nói:
"Không có một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể tự
cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra".
Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: "Sa-môn Gotama có nói: "Không có
một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến có thể cho là chứng được tri
kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra", bạch Thế Tôn, có phải
những vị ấy nói lời Thế Tôn nói, họ không xuyên tạc Thế Tôn, không đúng như thật;
họ giải thích pháp đúng pháp và những ai nói hợp pháp, đúng pháp sẽ không có cơ
hội để chỉ trích hay không?
-- Thưa Ðại vương, những ai nói như sau: "Sa-môn Gotama có
nói: "Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể
cho là chứng được tri kiến viên mãn; sự tình như vậy không thể xảy ra",
những vị nói như vậy không nói đúng lời Ta nói, và họ xuyên tạc Ta một cách hư
ngụy, không đúng sự thật.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với tướng quân Vidudabha:
-- Này Tướng quân, ai đã đem vấn đề này vào trong nội cung?
-- Tâu Ðại vương, Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala cho gọi một người:
-- Ðến đây, này Người kia, hãy nhân danh ta, bảo với Bà-la-môn
Sanjaya thuộc dòng họ Akasa: "Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala cho
gọi Tôn giả".
-- Thưa vâng, tâu Ðại vương.
Người ấy vâng đáp vua Pasenadi nước Kosala, đi đến Bà-la-môn
Sanjaya thuộc dòng họ Akasa, sau khi đến, liền thưa với Bà-la-môn Sanjaya,
thuộc dòng họ Akasa: "Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala cho gọi Tôn
giả".
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, rất có thể những điều Thế Tôn nói về một vấn đề
khác, được người ta gán vào một vấn đề khác. Bạch Thế Tôn, liên hệ vấn đề gì
Thế Tôn tự xem là nói những lời nói ấy?
-- Thưa Ðại vương, Ta tự xem là đã nói những lời như sau:
"Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào có thể trong một lúc, biết hoàn
toàn và thấy hoàn toàn, không thể có sự tình như vậy".
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết có nhân duyên (heturupam). Bạch
Thế Tôn, Thế Tôn thuyết liên hệ đến nhân duyên (saheturupam) và nói như sau:
"Không có một Sa-môn nào hay Bà-la-môn nào có thể trong một lúc, biết hoàn
toàn và thấy hoàn toàn, không thể có sự tình như vậy".
943. Một câu hỏi về giai cấp xã hội
Nhà vua nêu lên câu hỏi về sự khác biệt thật sự giữa con người thuộc
bốn giai cấp. Đức Phật trả lời về hình thức xưng hô, chào hỏi thì có khác biệt
(do văn hoá) nhưng trên bình diện tu tập và giải thoát thì hoàn toàn giống
nhau:
Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá và
Thủ-đà. Bạch Thế Tôn, giữa bốn giai cấp này có những khác biệt nào, sai biệt
nào?
-- Thưa Ðại vương, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn,
Phệ-xá và Thủ-đà. Thưa Ðại vương, giữa bốn giai cấp này, hai giai cấp Sát-đế-lị
và Bà-la-môn được xem là tối thượng về xưng hô; hai giai cấp kia từ chỗ ngồi
đứng dậy, chắp tay và giúp đỡ họ các công việc.
-- Bạch Thế Tôn, con không hỏi về hiện tại. Bạch Thế Tôn, con hỏi
về tương lai. Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá
và Thủ-đà. Bạch Thế Tôn, trong bốn giai cấp này, có những khác biệt nào, sai
biệt nào?
-- Thưa Ðại vương, có năm tinh cần chi này. Thế nào là năm? Ở đây,
thưa Ðại vương, Tỷ-kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai:
"Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ,
Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Vị ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng
quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Vị ấy không gian trá, không xảo trá, nêu rõ
tự mình như chơn đối với bậc Ðạo sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các
đồng Phạm hạnh. Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bỏ các ác pháp, thành tựu
các thiện pháp, kiên cố, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Vị
ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, với sự thể nhập của
các bậc Thánh, đưa đến chơn chánh đoạn diệt các khổ đau".
Thưa Ðại vương có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá,
Thủ-đà. Và nếu các giai cấp này thành tựu năm tinh cần chi này, như vậy sẽ đưa
đến hạnh phúc, an lạc lâu dài cho họ.
-- Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn,
Phệ-xá, Thủ-đà. Nếu những vị này thành tựu năm tinh cần chi này, bạch Thế Tôn,
ở đây có sự khác biệt gì, có sự sai biệt gì?
-- Thưa Ðại vương, ở đây, Ta nói đến sự sai biệt trong tinh cần.
Ví như, thưa Ðại vương, giữa những con voi đáng được điều phục, hay những con
ngựa đáng được điều phục, hay những con bò đáng được điều phục, có hai con voi,
hai con ngựa, hay hai con bò được khéo điều phục, được khéo huấn luyện, và có
hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò không được khéo điều phục, không được
khéo huấn luyện. Thưa Ðại Vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Hai con voi, hai con
ngựa, hay hai con bò được khéo điều phục, được khéo huấn luyện, có phải chúng
được điều phục, đạt được khả năng điều phục (dantakaranam), chúng được điều
phục, đạt được vị trí điều phục (dantabhumi)?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Còn hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò không được khéo
điều phục kia, không được khéo huấn luyện kia, không được điều phục mà chúng
đạt được khả năng điều phục, không được điều phục mà chúng đạt được vị trí điều
phục như hai con voi, hai con ngựa, hay hai con bò được khéo điều phục kia,
được khéo huấn luyện kia?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Cũng vậy, thưa Ðại vương, những gì đạt được do lòng tin, do ít
bệnh tật, do không gian trá, không dối trá, do tinh cần tinh tấn, do trí tuệ,
cũng sẽ do bất tín, do nhiều bệnh tật, do xảo trá, do dối trá đạt được, sự tình
như vậy không thể xảy ra.
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết có nhân duyên (heturupam), Thế Tôn
thuyết liên hệ đến nhân duyên. Bạch Thế Tôn, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị,
Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà. Và nếu các vị này thành tựu năm tinh cần chi này,
nếu họ chân chánh tinh cần, thì bạch Thế Tôn, có thể có sự khác biệt nào, có
thể có sự sai biệt nào giữa các vị này không?
-- Thưa Ðại vương, ta nói không có sự khác biệt gì về phương diện
giải thoát đối với giải thoát. Ví như, thưa Ðại vương, một người đem củi khô từ
cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Và một người khác đem củi khô từ cây
sala lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem củi khô từ cây
xoài lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện ra. Rồi có một người khác đem củi khô từ cây
udumbara lại và nhen lửa, lửa sẽ hiện
ra. Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Vì rằng các loại củi dùng để nhen
lửa sai khác, vậy có những sai khác gì, giữa ngọn lửa với ngọn lửa, giữa màu
sắc với màu sắc, giữa ánh sáng với ánh sáng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Cũng vậy, thưa Ðại vương, với sức nóng do tinh tấn tạo nên, do
tinh cần nhen nhúm lên, ở đây, Ta nói không có một sự sai biệt gì về giải thoát
đối với giải thoát.
944. Thắc mắc về chư thiên
Nhà vua lại nêu lên câu hỏi về chư thiên nhưng được Đức Phật nhắc
là nên đặt lại câu hỏi cho đúng với điều thắc mắc trong lòng (vì Đức Phật hiểu
rõ nhà vua thật sự muốn hỏi gì):
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết có nhân duyên, Thế Tôn thuyết liên
hệ đến nhân duyên. Bạch Thế Tôn, nhưng có chư Thiên không?
-- Thưa Ðại vương, sao Ðại vương có thể nói: "Bạch Thế Tôn,
nhưng có chư Thiên không?"
-- Bạch Thế Tôn, không biết chư Thiên ấy có sanh lại tại đây không
hay không sanh lại tại đây?
-- Thưa Ðại vương, chư Thiên nào có não hại tâm, sanh lại tại đây;
chư Thiên nào không có não hại tâm, không sanh lại tại đây.
Theo Sớ giải thì câu “chư Thiên nào không có não hại tâm” chỉ cho
chư thiên đã chứng tam quả A na hàm vốn đoạn tận dục ái và sân.
945. Đệ tử Phật và hoàng tử của vua
Khi được nghe nói vậy, tướng quân Vidudabha bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, chư Thiên có não hại tâm, sanh lại tại đây có thể
đánh đuổi hay trục xuất chư Thiên không có não hại tâm, không sanh lại tại đây
không?
Tôn giả Ananda khởi lên ý nghĩ như sau: "Tướng quân Vidudabha
này là con vua Pasenadi nước Kosala, ta là con Thế Tôn. Nay đã đến thời người
con nói chuyện với người con". Rồi Tôn giả Ananda nói với tướng quân
Vidudabha:
-- Này Tướng quân, nay ở đây, tôi sẽ hỏi lại Tướng quân vấn đề
này. Nếu có thể được, Tướng quân hãy trả lời. Này Tướng quân, Tướng quân nghĩ
thế nào? Xa rộng cho đến lãnh thổ của vua Pasenadi nước Kosala, và tại chỗ của
vua Pasenadi nước Kosala ngự trị, trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala có
thể đánh đuổi hay trục xuất vị Sa-môn hay Bà-la-môn có công đức tu hành hay
không có công đức tu hành, có sống Phạm hạnh hay không sống Phạm hạnh ra khỏi
chỗ ấy không?
-- Thưa Tôn giả, xa rộng cho đến lãnh thổ của vua Pasenadi nước
Kosala và chỗ nào vua Pasenadi nước Kosala ngự trị, trị vì; tại chỗ ấy, vua
Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi hay trục xuất vị Sa-môn hay Bà-la-môn có
công đức tu hành, hay không có công đức tu hành, có sống Phạm hạnh hay không
sống Phạm hạnh ra khỏi chỗ ấy.
-- Thưa Tướng quân, Tướng quân nghĩ thế nào? Xa rộng ra ngoài lãnh
thổ của vua Pasenadi nước Kosala, và tại chỗ của vua Pasenadi nước Kosala không
ngự trị, không trị vì; tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala có thể đánh đuổi
hay trục xuất vị Sa-môn hay Bà-la-môn có công đức tu hành hay không có công đức
tu hành, có sống Phạm hạnh hay không sống Phạm hạnh ra khỏi chỗ ấy không?
-- Thưa Tôn giả, xa rộng ra ngoài lãnh thổ của vua Pasenadi nước
Kosala, và tại chỗ của vua Pasenadi nước Kosala không ngự trị, không trị vì;
tại chỗ ấy, vua Pasenadi nước Kosala không có thể đánh đuổi... ra khỏi chỗ ấy.
-- Thưa Tướng quân, Tướng quân có nghe nói đến chư Thiên ở cõi
trời Ba mươi ba không?
-- Thưa vâng, Tôn giả. Chúng tôi có nghe nói đến chư Thiên ở cõi
trời Ba mươi ba. Và ở đây, vua Pasenadi nước Kosala cũng nghe có nói đến chư
Thiên ở cõi trời Ba mươi ba.
-- Này Tướng quân, Ông nghĩ thế nào? Vua Pasenadi nước Kosala có
thể đánh đuổi hay trục xuất chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba ra khỏi chỗ ấy được
không?
-- Thưa Tôn giả, vua Pasenadi nước Kosala không thể thấy chư Thiên
ở cõi trời Ba mươi ba, làm sao vua lại có thể đánh đuổi hay trục xuất chư Thiên
ở cõi trời Ba mươi ba ra khỏi chỗ ấy?
-- Cũng vậy, này Tướng quân, chư Thiên có não hại tâm, sanh lại
tại đây, không có thể thấy được chư Thiên không có não hại tâm, không sanh lại
tại đây, làm sao lại có thể đánh đuổi hay tẩn xuất chư Thiên không có não hại
tâm, không sanh lại tại đây ra khỏi chỗ ấy được?
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ấy tên gọi là gì?
-- Thưa Ðại vương, tên là Ananda!
-- Thật hân hoan thay! Thật hoan hỷ thay! Tôn giả Ananda thuyết có
nhân duyên, Ananda thuyết liên hệ đến nhân duyên. Bạch Thế Tôn, có Phạm thiên
không?
-- Thưa Ðại vương, sao Ðại vương có thể nói như vậy: "Bạch
Thế Tôn, có Phạm thiên không?".
-- Bạch Thế Tôn, Phạm thiên có sanh lại tại đây hay không sanh lại
tại đây?
-- Thưa Ðại vương, nếu Phạm thiên có não hại tâm thì Phạm thiên ấy
có sanh lại tại đây. Nếu không có não hại tâm, thời Phạm thiên ấy không sanh lại
tại đây.
946. Đối với vua thì mọi việc cần sáng tỏ
Vua Pasenadi đã làm sáng tỏ những ai nói những lời Phật dạy nhưng
truyền đạt sai lời, sai ý. Và nhà vua cũng bày tỏ hoan hỷ trước những câu trả lời
của Đức Phật:
Rồi một người khác tâu với vua Pasenadi nước Kosala:
-- Tâu Ðại vương, Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa đã đến.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng
họ Akasa:
-- Này Bà-la-môn, ai phổ biến câu chuyện này trong nội cung?
-- Tâu Ðại vương, tướng quân Vidudabha.
Tướng quân Vidudabha lại nói:
-- Tâu Ðại vương, chính Bà-la-môn Sanjaya, thuộc dòng họ Akasa.
Rồi có một người tâu với vua Pasenadi nước Kosala:
-- Tâu Ðại vương, nay đã đến thời dùng xe.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, chúng con đã hỏi Thế Tôn về nhất thiết trí. Thế
Tôn đã trả lời về nhất thiết trí. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái,
được chúng con chấp nhận, nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chúng con đã hỏi
Thế Tôn về sự thanh tịnh của bốn giai cấp. Thế Tôn đã trả lời cho chúng con về
sự thanh tịnh của bốn giai cấp. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái,
được chúng con chấp nhận, nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chúng con hỏi
Thế Tôn về chư Thiên (Adhideve) và Thế Tôn đã trả lời về chư Thiên. Câu trả lời
ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận nên chúng con hoan hỷ.
Bạch Thế Tôn, chúng con hỏi Thế Tôn về Phạm thiên và Thế Tôn đã trả lời về Phạm
thiên. Câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái, được chúng con chấp nhận nên
làm chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, và những điều gì chúng con hỏi Thế Tôn,
vấn đề ấy Thế Tôn đã trả lời, và câu trả lời ấy làm cho chúng con thoải mái,
được chúng con chấp nhận nên chúng con hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, nay chúng con
phải đi. Chúng con có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm.
-- Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ
chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Phải chăng những ngộ nhận rất thường xảy ra và làm thế nào để giảm bớt những ngộ nhận như vậy? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Nếu một người Phật tử tu học rất bình thường như mọi người khác nhưng không tin có chư thiên, có các loại hoá sanh thì có vấn đề gì chăng? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Tại sao Tôn giả Ananda là một vị xuất gia nhưng suy nghĩ: "Tướng quân Vidudabha này là con vua Pasenadi nước Kosala, ta là con Thế Tôn. Nay đã đến thời người con nói chuyện với người con"? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment