Sunday, April 12, 2020

TU TẬP THỜI ĐẠI DỊCH. Ngày 12-4-2020


TU TẬP THỜI ĐẠI DỊCH


Pháp thoại

KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Trích từ “Phật Giáo, nền tảng của khoa học”
Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch

Khoa học và kỹ thuật không thể rời nhau
Khoa học và kỹ thuật lúc nào cũng hỗ trợ lẫn nhau. Không phải chỉ có khoa học nuôi dưỡng kỹ thuật lớn mạnh - kỹ thuật cũng là một yếu tố quyết định trong việc phát triển khoa học. Cái gì đã khiến khoa học tiến bộ đến mức độ bây giờ? Phương pháp khoa học. Phần chủ yếu của phương pháp khoa học là quan sát và thử nghiệm. Hình thức quan sát và thử nghiệm sớm nhất được thực hiện thông qua năm giác quan - mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, đặc biệt là mắt để nhìn, tai để nghe và tay để sờ mó.
Tuy nhiên giác quan con người rất hữu hạn. Với mắt thường, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một số các vì sao và một phần giới hạn của vũ trụ. Do kỹ thuật phát triển, viễn vọng kính được sáng chế. Việc sáng chế viễn vọng kính giúp cho khoa học đạt được một Bước Nhẩy Vọt. Những vật li ti không thể nhìn bằng mắt thường, nay có thể thấy do sự sáng chế kính hiển vi. Khoa học đạt được những bước tiến. Như ta đã thấy, Khoa Học Thuần Túy tùy thuộc rất nhiều vào kỹ thuật để tiến bộ.
R‚ ràng khoa học và kỹ thuật ảnh hưởng lẫn nhau. Dụng cụ để nghiên cứu khoa học là sản phẩm của kỹ thuật. Do đó, khoa học và kỹ thuật chẳng bao giờ rời nhau, luôn đồng hành trên con đường phát triển. Ngày nay, khoa khoa học gia nhắm vào máy điện toán, dụng cụ cho tương lai, để tìm kiếm sự thật. Máy điện toán có thể thu thập và kiểm tra rất nhiều thông tin, nhiều hơn đầu óc của một người bình thường. Trong tương lai, máy điện toán không thể thiếu được để thử nghiệm các giả thiết và công thức của các định lý.
Nói chung, lợi ích cho quảng đại quần chúng tạo bởi khoa học được thực hiện qua kỹ thuật. Tuy nhiên, nhân loại phải biết chọn lọc kỹ thuật vị nhân sinh để phục vụ nhân quần xã hội hay kỹ thuật vụ lợi vì quyền lợi riêng tư..
Tiến đến mức giới hạn, không tìm được câu trả lời
Ngày nay, tiến bộ của khoa học rộng lớn đến mức dường như tiếp cận giới hạn của vũ trụ vật chất. Khoa học đã giới hạn sự nghiên cứu về thế giới vật chất, nhưng khi tiến đến mức giới hạn đó, khoa học quay về với thế giới tâm linh. Ðúng là có một số khoa học gia đã chú ý đến những huyền bí của tâm trí. Tâm trí ra sao? Ý thức là gì? Nó có phát sinh ra từ nguồn vật chất không? Có phải máy vi tính biết suy nghĩ chăng? Phát triển Trí Năng Nhân Tạo sẽ dẫn đến các máy vi tính xâm nhập tâm trí? Ðây là câu hỏi mà một số khoa học gia đang ức đoán. Ðiều này cho thấy khoa học bắt đ?u xâm phạm vào biên giới của tâm trí.
Nhìn vào những phương pháp quan sát và xác minh hiện đại, chúng ta thấy những phương pháp ấy vượt quá giới hạn của năm giác quan. Trước đây, năm giác quan tự chúng có đủ dụng cụ để quan sát - mắt trần, tai và tay. Sau này chúng ta dựa vào khả năng có hạn của chúng. Bất cứ lúc nào giác quan không đủ khả năng tiếp nhận, thì chúng ta tìm đến những dụng cụ kỹ thuật.
Nhưng nay dù đã có những dụng cụ, dường như chúng ta đã tới mức giới hạn. Ở giai đoạn này các vụ nghiên cứu khoa học dùng ký hiệu toán học. Ngôn ngữ toán đưọc dùng để truyền đạt ý nghĩa của khái niệm khoa học, vũ trụ được rút gọn thành một thế giới các ký hiệu.
Khi quan sát, thí nghiệm và phân tách nhập đi vào thế giới tâm linh, khoa học giữ nguyên thái độ căn bản và phương pháp thử nghiệm, vì vậy trở thành đi phỏng đoán về niềm tin. Có rất nhiều niềm tin, định kiến, trong loại quan sát này. Khi khoa học tiến đến biên giới của tâm, còn phải xem liệu khoa học thực ra có thể đi sâu vào tâm hay không, và bằng cách nào.
Gía trị và động cơ
Chúng ta hãy quay trở lại, nhìn vào lúc mới khai sanh khoa học và khoa học đã phát triển ra sao cho đến tình trạng hiện nay.
Dù Khoa Học Thuần Túy muốn tách rời Khoa Học Ứng Dụng và Kỹ Thuật, nhưng vẫn phải chia sẻ trách nhiệm về những kết quả tai hại. Thật ra, trong khoảng trăm năm vừa qua, Khoa Học Thuần Túy không hẳn thuần túy. Ðó là vì có những tiêu chuẩn đạo đức (hay phương châm xử thế) ẩn chứa trong Khoa Học Thuần Túy, mà nhóm người làm công tác khoa học không ý thức được, và vì không ý thức về tiêu chuẩn đạo đức, Khoa Học vô tình trở thành đối tượng bị ảnh hưởng.
Nguồn gốc của khoa học là gì? Tất cả khoa học, dù là khoa tự nhiên học hay xã hội học đều dựa vào những tiêu chuẩn đạo đức. Chúng ta hãy lấy kinh tế làm thí dụ. Khởi nguyên của kinh tế là gì? Nguồn gốc của nó là gì? Nhu cầu là nguồn gốc của kinh tế. Nhu cầu là gì? Nhu cầu có thể quan sát thấy bằng một trong năm giác quan không? Không, không thể được. Ðó là một đặc tính của tâm trí, một giá trị. Một môn học được biết đ?n như khoa học, cho rằng nó không dính líu gì đến giá trị, nhưng thực ra nó chẳng bao giờ không dính dáng đến giá trị.
Bây giờ, nguồn gốc của khoa học tự nhiên ở đâu? Nguồn gốc, hay động cơ của khoa học là lòng ham thích biết sự thật của thiên nhiên, hay sự thực. Câu trả lời trên đây được chấp nhận bởi đa số khoa học gia, và thực tế câu trả lời này cũng chính là của một khoa học gia. Lòng ham thích biết sự thực của thiên nhiên cùng với niềm tin thiên nhiên có những qui luật không thay đổi, hoạt động theo nguyên nhân và kết quả, là hai tiền đề căn bản mà khoa học căn cứ vào để truy nguyên bí mật của thiên nhiên.
Nền tảng của khoa học ở ngay trong tâm trí con người, ở sự ham thích muốn biết, và ở niềm tin. Không có hai đức tính ấy, khoa học không thể nẩy nở và phát triển.
Ðộng cơ thúc đẩy việc phát triển lúc ban đầu của khoa học, vẫn còn tồn tại ở một mức đô nào đó, là sự ham thích biết sự thật của thiên nhiên. Ðó là loại ham thích tương đối trong sạch. Sau này, sự ham thích muốn biết đó, bị Giáo Hội Cơ Ðốc đàn áp ở đầu thời kỳ Trung Cổ. Giáo Hội Cơ Ðốc thiết lập tòa án để thẩm xét niềm tin của dân chúng gọi là Tòa Án Dị Giáo. Những ai bày tỏ lời nghi ngờ ở Kinh Thánh đều bị xử trước tòa án này, và nếu phát hiện có tội sẽ bị trừng phạt. Galileo là một trong những người bị xử trước tòa án này. Galileo tuyên bố trái đất quay quanh mặt trời, suýt bị tử hình vì đầu độc mọi người bằng học thuyết của mình. Ðến giây phút cuối cùng, ông nhận tội và được tha; ông không bị chết nhưng có rất nhiều người bị thiêu sống trên cọc.
Vào thời gian đó, việc tìm kiếm sự thật bị công khai cấm chỉ. Nhưng càng ngăn cấm mạnh mẽ bao nhiêu thì phản ứng lại mạnh mẽ bấy nhiêu. Cho nên, chuyện đã xẩy ra là đàn áp và cấm đoán trong Thời Ðại Tối Tăm (Trung Cổ) đã tác động làm tăng thêm lòng ham muốn biết sự thật - Chân Lý Thiên Nhiên, và sự ham thích đó thấm nhuần vào tư tưởng văn hóa Tây Phương cho đến ngày nay.
Sự tiến triển vào thời đó tương đối là do lòng ham thích muốn tìm biết thiên nhiên. Dù vậy sự ham muốn ấy vẫn còn được coi là ham muốn hiểu biết tương đối trong sạch.Tuy nhiên, khoa học chúng ta có ngày nay không còn được như thế nữa. Ngày nay dù đã phát triển Khoa Học vẫn chịu ảnh hưởng của hai hệ thống giá trị lớn, tức thành kiến đã thấm vào sự tiến triển của khoa học và điều khi?n phương hướng nghiên cứu, học hỏi.
Hai giá trị trên đây là gì? Chúng là:
1) Cuộc vận động chinh phục thiên nhiên, hay quan niệm rằng thịnh vượng của nhân loại xoay quanh việc chinh phục thiên nhiên.
Lối suy nghĩ này bắt nguồn từ niềm tin Cơ Ðốc là Thượng Ðế tạo ra loài người theo ý của mình, để kiểm soát toàn thể thế giới và có quyền thống trị thiên nhiên. Thượng Ðế tạo thiên nhiên, và vạn vật cho con người sử dụng. Nhân loại là người lãnh đạo, trung tâm của vũ trụ, vị chủ tể. Nhân loại khám phá những bí mật của thiên nhiên cốt để thao túng nó theo sở thích của mình. Thiên nhiên hiện hữu để cho con người sử dụng.
Một tài liệu Tây Phương viết ý kiến trên sẽ chịu trách nhiệm về sự tiến bộ của Khoa Học Tây Phương. Tài liệu nói vào thời cổ ở Ðông Phương, đặc biệt Ấn Ðộ và Trung Hoa, khoa học tiến bộ hơn Tây Phương, nhưng rốt cuộc Tây Phương đã vượt qua Ðông Phương vì ảnh hưởng của lý tưởng chinh phục thiên nhiên, và do đó dẫn đầu về khoa học hiện nay.
Cho nên, hệ thống giá trị đầu tiên là niềm tin cho rằng Con Người có quyền chinh phục thiên nhiên là lý do khuyến khích và biện minh cho những hành động trên. Bây giờ chúng ta đi đến ảnh hưởng lớn thứ hai.
2) Tin rằng hạnh phúc lệ thuộc vào lượng của cải vật chất.
Lối suy nghĩ trên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc mở mang công nghiệp tại Tây Phương. Khởi thủy, theo lịch sử Tây Phương, nền công nghiệp được tạo nên để đáp ứng vấn đề khan hiếm. Ðời sống các quốc gia Tây Phương bị bao vây bởi sức mạnh thiên nhiên đối nghịch, mùa đông băng giá, không thể cầy cấy được. Dân chúng tại các nơi ấy có cuộc sống hết sức khó khăn. Họ không những phải chịu đựng thời tiết băng gía lạnh lẽo, mà còn chịu khổ vì nạn thiếu thực phẩm. Phải tranh đấu để sống còn, và do sự tranh đấu này, kỹ nghệ phát triển.
Bây giờ, cái gì trái với khan hiếm? Trái với khan hiếm là thừa thãi, sung túc. Người dân Tây Phương nghĩ rằng khi vấn đề khan hiếm đưọc giải quyết, họ sẽ hạnh phúc. Ðó là động cơ thúc đẩy có cuộc Cách Mạng Công Nghiệp - sự nhận thức về khan hiếm, sự ham muốn cung cấp đầy đủ, trở thành căn bản bởi quan niệm vật chất phong phú là điều kiện tiên quyết để có hạnh phúc.
Cách suy nghĩ trên triển khai thành chủ nghĩa vật chất, rồi thành chủ nghĩa tiêu thụ mà hiển nhiên trực tiếp là sự góp phần to lớn của các nhà tư bản công nghiệp chịu ảnh hưởng suy nghĩ trên. Ý tưởng ban đầu ấy bây giờ trở thành niềm tin là con người thống trị thiên nhiên. Ði đôi với quan niệm hạnh phúc tùy thuộc vào sự dồi dào của cải vật chất, chúng ta tin tưởng là thiên nhiên phải được chinh phục để sản xuất hàng hóa vật chất phục vụ sở thích con người. Hai lối suy nghĩ trên đây quan hệ mật thiết với nhau, và hỗ trợ lẫn nhau.
Dường như lòng mong muốn đơn thuần về kiến thức đã bị tha hóa dưới ảnh hưởng của sự ham thích chinh phục thiên nhiên mà là sản xuất hàng hóa vật chất cho phong phú, nghĩa là duy vật chủ nghĩa. Khi hai giá trị này đi vào một khung cảnh, lòng mong muốn thuần túy và trong sạch về kiến thức đã trở thành dụng cụ để thỏa mãn mục tiêu của giá trị thứ hai, đem đến tương quan lợi dụng thiên nhiên.
Cứ cho rằng chinh phục thiên nhiên nhân loại có thể tạo hằng hà sa số hàng hóa vật chất để phục vụ sở thích con người, đưa đến hạnh phúc lý tưởng việc nghiên cứu các phương pháp để thực hiện ý tưởng trên là điều tất yếu. Cho nên có rất nhiều tiến bộ được thực hiện trong thời gian vừa qua, nhất là sau cuộc Cách Mạng Công Nghiệp. Cũng có người nói khoa học phát triển mới đây trong Thời Ðại Công Nghiệp, là phục vụ cho công nghiệp.
Chắc chúng ta có thể đồng ý rằng sự thịnh vượng trong thời gian mới đây, là sự thịnh vượng của công nghiệp. Tuy nhiên, trong khi người Thái đem hết tâm lực vào Thời Ðại Công Nghiệp thì Phương Tây lại phát triển mau hơn nữa. Thái Lan thích được gọi là Quốc Gia Công Nghiệp Mới, nhưng người Phương Tây đã vượt qua giai đoạn này và tiến tới Thời Ðại Hậu Công Nghiệp, đó là Thời Ðại Thông Tin. Khoa học là yếu tố quan trọng trong tất cả hai trường hợp.Có thể nói là khoa học mở đường cho công nghiệp, nhưng Công Nghiệp lại nói " Khoa Học! Người phục vụ cho ta!"
Song song với sự phát triển công nghiệp, chúng ta cũng nhận thấy một hậu quả tai hại liên quan phát sanh, mà sự gia tăng đưa đến tình trạng nghiêm trọng chưa từng thấy. Giờ đây nguy cơ do sự phá hoại môi sinh đe dọa chúng ta đã quá rõ ràng.
Nguyên nhân của nó là hai ý tưởng: sự ham thích chinh phục thiên nhiên và duy vật chủ nghĩa, hai ý tưởng trên đem nhân loại đến con đường thao túng, mà hậu quả là tàn phá thiên nhiên trên một qui mô tăng nhanh chưa từng thấy. Thêm vào đó, hai xung lực này là nguyên nhân tranh cấp trong lòng nhân loại, tranh chấp giữa cá nhân, để giành nhiều tiện nghi cho phần mình. Thậm chí có thể nói con người hiện đại đã phải trải qua những hậu quả tai hại của sự phát triển công nghiệp trong thế kỷ vừa qua vì ảnh hưởng của hai mục đích được cho là đúng này.
Ðàng sau sự thịnh vượng...
Hai sự mặc nhận trên chưa phải là một bức tranh toàn vẹn. Còn có hai khuynh hướng lớn hỗ trợ cho chúng:
1) Chuyên Môn: Thời Ðại Công Nghiệp là thời đại chuyên môn. Các ngành học thuật đều được phân chia thành các lãnh vực chuyên môn. Mỗi ngành có khả năng rất thành thạo trong lãnh vực của mình, nhưng tổng quát, nhiều lãnh vực không thể hợp nhất được.
Mục đích ban đầu về việc chuyên môn hóa kiến thức là mong có nhiều kiến thức chi tiết hơn trong một lãnh vực, rồi tổng hợp tất cả những kiến thức ấy, nhưng các nhà chuyên môn đã bắt đầu lóa mắt bởi kiến thức của họ, dẫn đến loại chuyên môn lệch lạc, một quan niệm cực đoan. Trong lãnh vực khoa học, có những người nghĩ rằng khoa học đơn phương đủ để giải quyết các khó khăn của nhân loại, có thể trả lời mọi câu hỏi, khiến nó không chịu nhượng bộ để hợp tác với các lãnh vực kiến thức khác.
Loại quan niệm đó tạo ra sự tin tưởng rằng tôn giáo và đạo đức cũng là những lãnh vực kiến thức chuyên môn khác. Hệ thống giáo dục hiện đại coi đạo đức chỉ như một môn học lý thuyết. Khi nghĩ về đạo đức, họ nghĩ "Ồ, Tôn Giáo" rồi xếp lại trong ngăn tủ. Họ không quan tâm tới. Khi phải giải quyết các khó khăn trên thế giới, họ nói: "Ồ, lãnh vực của tôi có thể giải quyết được!" và không nghĩ là phải cố gắng hợp tác với các môn khác. Nếu quả thật có đủ khả năng giải quyết tất cả các khó khăn, họ cũng có thể giải quyết vấn đề đạo đức. Nhưng họ lại nói đạo đức là vấn đề phải giải quyết của tôn giáo hay là vấn đề của lãnh vực chuyên môn này kia. Việc này khiến chúng tôi có quan điểm thứ hai xin được trình bày sau đây:
2) Tin rằng vấn đề đạo đức có thể giải quyết được mà không cần đến đạo đức. Những người ủng hộ ý kiến này tin rằng phát triển vật chất khi đã lên tới đỉnh cao, tất cả những vấn đề đạo đức tự nó không còn nữa. Theo quan điểm này, không cần thiết huấn luyện hay mở mang tinh thần con người. Ðó là lý luận gần đây xuất hiện trong lãnh vực kinh tế. Một số kinh tế gia chủ trương kinh tế phồn thịnh, hàng hóa vật chất phong phú, sẽ không còn tranh chấp, và xã hội sẽ hòa thuận. Câu nói trên đơn giản cho thấy, vấn đề đạo đức hay luân lý, có thể giải quyết bằng phương tiện vật chất, không cần đến đạo đức.
Ðiều trên đây không hẳn là sai. Tình hình kinh tế có liên quan đến vấn đề đạo đức, nhưng sẽ là sai nếu ta chỉ đơn giản lướt qua vấn đề, tin tưởng rằng kinh tế phồn thịnh thì vấn đề đạo đức sẽ biến mất.
Có thể nói, nếu phần nào là khôi hài, lập luận trên chỉ đúng trong một khía cạnh vì lẽ không có đạo đức thì kinh tế làm sao có thể phồn thịnh được . Phải nói rằng nếu thực hiện tốt đạo đức (thí dụ như khích lệ chuyên cần, độ lượng, thận trọng và biết dùng của cải của mình để đem lợi ích cho xã hội), khó khăn kinh tế sẽ biến đi.
Câu nói kinh tế tốt, vấn đề đạo đức sẽ không có, chỉ đúng về một ý nghĩa nào đó khi vấn đề đạo đức được xử trí trước lúc kinh tế phồn thịnh. Tương tự, câu nói tất cả vấn dề đạo đức đều được giải quyết, kinh tế sẽ phồn thịnh, cũng chỉ đúng một phần, ấy là kinh tế phải đưọc đề cập đến trước khi vấn đề đạo đức được giải quyết.
Lời nói 'vấn đề đạo đức' có tầm rộng trong các tình huống như sức khỏe tinh thần, và mưu cầu hạnh phúc. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề đạo đức qua phương tiện vật chất đòi hỏi sự phối hợp của tâm trạng, cảm nghĩ, chẳng hạn việc tổng hợp các loại an thần để chữa các bệnh căng thẳng tinh thần, lo lắng, suy nhược và phiền não.Nhưng sẽ là sai lầm nếu chỉ cố gắng giải quyết các vấn đề đạo đức qua những phương tiện trên. Loại điều trị như vậy chỉ có tính cách tạm thời. Nó chỉ làm cho vấn đề lắng dịu xuống nhưng không thể giải quyết được. Chúng ta sẽ trở lại điểm này ở phần sau.
Nhiều ngành học thuật muốn đưọc công nhận họ là khoa học, nhưng vấn đề chuyên môn tự nó gây ra sự hạn hẹp, tương phản và trở thành một trở ngại cho khoa học thực sự. Nhà chuyên môn không thể là nhà khoa học chân chính. Cả đến vật lý cũng không thể gọi là khoa học thực sự, vì lẽ nó thiếu tính chất toàn vẹn, sự thật mà nó chứng minh được chỉ là từng mảnh, sự thật chỉ là một phần nào thôi. Khi sự thật chỉ là một phần, một phần thì nó không phải là sự thật đích thật- chân lý. . Ch? biết một số sự việc thực tế thì bất kể suy luận nào cũng không phù hợp với sự thật hoàn toàn. Không khám phá được dòng nguyên nhân và hiệu quả trong tính toàn vẹn của nó, thì chân lý vẫn còn nằm ngoài tầm với.
Hai thái độ hay niềm tin đó (nghĩa là chuyên môn và niềm tin là những vấn đề đạo đức có thể giải quyết bằng phương tiện vật chất) tràn ngập trong Thời Ðại Công Nghiệp Hóa. Do hai lý do trên, sự khó khăn đã gia tăng.
Giờ đây hãy triển khai một cuộc điều tra. Có thể một số quý vị phân vân là tất cả những thứ này có liên quan đến tôn giáo không. Ðể trả lời, tôi xin được nói là từ điểm này, tôi bắt đầu đi vào lãnh vực tôn giáo. Trước đây, tôi có đề cập lướt qua lãnh vực tôn giáo, nhưng để có thể thấy chi tiết hơn, tôi muốn trở lại và đi vào đề tài tôn giáo. Chúng tôi đã nói về khoa học, nguồn gốc và sự phát triển của nó, bây giờ xin hãy nhìn vào nguồn gốc và sự phát triển tôn giáo để cố gắng tìm một đường lối dung hòa cho cả hai.
[còn tiếp]

Bài đọc thêm

VÀI SUY TƯ MÙA ĐẠI DỊCH

          Tư duy bất thiện của mỗi người cũng là một thứ virus nó làm khổ chính mình và những người mình tiếp xúc.
         
          Sự phiền phức này cũng có sức lây lan khó lường, đời sống mỗi người thường có hai nhu cầu “Cái mình thích và Thứ mình cần” thứ mình cần luôn ít hơn thứ mình thích và cũng dể dàng đáp ứng hơn nhưng đa số chỉ thiết tha với thứ mình thích chính thứ mình thích làm khổ ta nhiều hơn thứ ta cần.
         
          Virus Covid đã ta ta điều chỉnh lại nếp sống cũ những nước có ít người mắc bệnh Corona chưa hẵn là tốt vì có thể ở đó số người xét nghiệm không nhiều hoặc thông tin ở đó thiếu trung thực.
         
          Khi không sống chánh niệm ta khó ngờ mình nhiều phiền não như vậy, và nhiều người có vẻ ngoài dể thương chỉ vì họ chưa gặp chuyện để bộc phát phiền não mà thôi.       
          Khi được thoải mái đi lại thì hiếm khi ta biếtt nghĩ đến giá trị của sự tự do, khi phải bị nhốt mình trong nhà ta mới có dịp thấm thía tự do là gì? Có nhiều thứ giá trị bình thường ta không quan tâm nên không lưu tâm để vun bồi gầy dựng đến lúc cần thì thường chúng không còn nữa.
         
          Một đời sống viên mãn là ở đâu lúc nào và hoàn cảnh ra sao ta cũng sống vui và sống thiện được, xưa nay ta thường có khuynh hướng bôn ba đâu đó để sống thiện và sống vui hiếm khi ngờ được rằng thiện và vui phải đến từ nội tâm của mình. Nếu mình có đủ hai khả năng đó thì nơi đâu và lúc nào cũng an lành chính hoàn cảnh chôn chân tại chổ trong mùa dịch đã giúp ta tiềm lại và xây dựng lại hai khả năng đó.
         
          Phải ngồi yên lại nhìn vào bản thân mới hiểu được mình rõ hơn hiểu mình sẻ cảm thông và bao dung độ lượng cả thế giới.
         
          Bây giờ là lúc ta biết mình thích gì ghét gì nhất khi không có thời gian tỉnh tại nội quán ta dễ dàng tưởng mình là Ông Thánh.
         
          Đây là lúc cần nhắc lại một câu danh ngôn tây phương “Cầu nguyện lúc nguy cấp không phải để thoát nạn mà để có được sự bình tâm bình tĩnh”.

Toại Khanh


Kinh tụng

Kinh Châu Báu
Ratanasutta
Yānīdha bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāniva antalikkhe
Sabbe va bhūtā sumanā bhavantu
Athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ
Tasmā hi bhūtāni sāmetha sabbe
Mettaṃ karotha mānusiyā pajāya
Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā

Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Mong khởi lòng hoan hỷ
Thành kính nghe lời nầy
Rồi với tâm bi mẫn
Năng hộ trì nhơn loại
Vốn đêm ngày hồi hướng
Phước lành đến chư thiên

Yaṅkiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
Na no samaṃ atthi tathāgatena
Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.
Những vật quí trong đời
Chốn nầy hay nơi khác
Cả châu báu cõi trời
Không gì sánh bằng được
Với Như Lai Thiện Thệ
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ
yadajjhagā sakyamunī samāhito
Na tena dhammena samatthi kiñci
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Pháp bất tử tối thượng
Ly dục diệt phiền não
Phật Thích Ca Mâu Ni
Chứng pháp ấy trong thiền
Không gì sánh bằng được
Pháp thiền vi diệu ấy
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Yaṃ buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṃ
samādhimānantarikaññamāhu
samādhinā tena samo na vijjati
idaṃ pi dhamme ratanaṃ paṇītam
etena saccena suvatthi hotu

Con đường thanh lọc tâm
Là tu tập thiền định
Chứng hiện tại lạc trú
Ðức Phật hằng ngợi khen
Không gì so sánh được
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc


Ye puggalā aṭṭhasataṃ pasaṭṭhā
cattāri etāni yugāni honti
te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā
etesu dinnāni mahapphalāni
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Thánh tám vị bốn đôi
Là những bậc ứng cúng
Ðệ tử đấng Thiện Thệ
Ðược trí giả tán thán
Cúng dường đến các ngài
Hưởng vô lượng công đức
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc


Ye suppayuttā manasā daḷhena
nikkāmino gotamasāsanamhi
te pattipattā amataṃ vigayha
laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Bậc tu hành thiểu dục
Với ý chí kiên trì
Khéo chơn chánh phụng hành
Lời dạy đức Ðiều Ngự
Chứng đạt quả giải thoát
Thể nhập đạo bất tử
Lạc trú quả tịch tịnh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

Yathindakhīlo paṭhaviṃ sito siyā
catubbhi vātebhi asampakampiyo
tathūpamaṃ suppurisaṃ vadāmi
yo ariyasaccāni aveccapassati
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Ví như cột trụ đá
Khéo chôn chặt xuống đất
Dầu bốn hướng cuồng phong
Cũng không thể lay động
Ta nói bậc chân nhân
Liễu ngộ tứ thánh đế
Cũng tự tại bất động
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc


Ye ariyasaccāni vibhāvayanti
gambhīrapaññena sudesitāni
kiñcāpi te honti bhusappamattā
na te bhavaṃ aṭṭhamamādiyanti
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Bậc thánh tu đà huờn
Chứng tri lý thánh đế
Ðược đức Gô Ta Ma
Khéo thuyết giảng tường tận
Các ngài dù phóng dật
Thì cũng không bao giờ
Tái sanh kiếp thứ tám
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

Sahāvassa dassanasampadāya
tayassu dhammā jahitā bhavanti
sakkāyadiṭṭhi vicikicchitañca
sīlabbataṃ vāpi yadatthi kiñci
catūhapāyehi ca vippamutto
cha cābhiṭṭhānāni abhabbo kātuṃ
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Nhờ chứng đạt chánh trí
Ðọan trừ ba kiết sử
Thân kiến và hoài nghi
Luôn cả giới cấm thủ
Thoát khỏi bốn đọa xứ
Bậc nhập lưu không tạo
Sáu bất thiện trọng nghiệp
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc


Kiñcāpi so kammaṃ karoti
pāpakaṃ kāyena vācāyuda cetasā vā
abhabbo so tassa paṭicchadāya
abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ paṇtītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Bậc thánh tu đà huờn
Dù vô tâm phạm lỗi
Bằng thân lời hay ý
Cũng không hề che dấu
Ðược xứng danh hiền thánh
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc
Vanappagumbe yathā phussitagge
gimhānamāse paṭhamasmiṃ gimhe
tathūpamaṃ dhammavaraṃ adesayi
nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya
idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Ðức Thế Tôn thuyết giảng
Pháp đưa đến niết bàn
Tịnh lạc và thù thắng
Lợi ích chúng hữu tình
Ví như mưa đầu hạ
Khiến ngàn cây đâm chồi
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

Varo varaññū varado varāharo
anuttaro dhammavaraṃ adesayi
Idaṃ pi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Ðức Phật bậc vô thượng
Liễu thông pháp vô thượng
Ban bố pháp vô thượng
Chuyển đạt pháp vô thượng
Tuyên thuyết pháp vô thượng
Do vậy chính đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

Khīṇaṃ purāṇaṃ navaṃ natthisambhavaṃ
virattacittāyatike bhavasmiṃ
te khīṇabījā aviruḷhichandā
nibbanti dhīrā yathāyampadīpo
idaṃ pi saṅghe ratanaṃ panītaṃ
etena saccena suvatthi hotu

Nhân quá khứ đã đoạn
Mầm tương lai không gieo
Với tâm không ái chấp
Trong sanh hữu đời sau
Bởi tham muốn đã đọan
Các chủng tử không còn
Ví như ngọn đèn tắt
Bậc trí chứng niết bàn
Do vậy chính Tăng Chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

[phân đoạn 14, 15, 16]
Yānīdha bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikkhe
tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ
buddhaṃ namassāma suvatthi hotu

Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Ðức Phật bậc như lai
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

Yānīdha bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikhe
tathāgataṃ devamanussapùjitaṃ
dhammaṃ namassāma suvatthi hotu

Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Chánh Pháp đạo như chân
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc

Yanītha bhūtāni samāgatāni
bhummāni vā yāniva antalikkhe
tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ
saṅghaṃ namassāma suvatthi hotu

Chúng thiên nhân các cõi
Dù thiên tiên địa tiên
Ðã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Tăng Chúng bậc như đức
Ðược chư thiên nhân loại
Ðảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn nầy
Tựu thành muôn hạnh phúc


No comments:

Post a Comment